Sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm là một nét văn hóa
Uống 1 ly bia, nguy cơ tai nạn tăng gấp 3 lần | |
Tác hại của việc uống quá nhiều trà sữa | |
Uống rượu, bia ở mức độ vừa phải sẽ giúp kéo dài tuổi thọ |
Theo bà Lê Minh Châu, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội ATGT Việt Nam, hiện mức tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đứng ở tốp 5 các nước tiêu thụ rượu, bia lớn nhất ở châu Á. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam hết sức quan trọng.
Việc nghiên cứu gồm có 3 mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa thói quen uống bia, rượu và tai nạn giao thông (TNGT); xác định mối quan hệ giữa nồng độ cồn trong máu và xác suất xảy ra TNGT đối với người điều khiển mô tô, xe máy; đề xuất các giải pháp mới để cắt giảm TNGT do uống rượu, bia và lái xe gây ra.
Chia sẻ tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho biết, khảo sát, phân tích chuyên sâu tâm lý hành vi người điều khiển xe máy nói chung cho thấy, người đi xe máy tự tiết lộ rằng hành vi lái xe sau khi uống rượu bia gây ra khoảng 11-17% các vụ TNGT đối với bản thân họ.
Bà Lê Minh Châu – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội ATGT Việt Nam, đề nghị cần tăng cường công tác tuyền truyền đã uống rượu bia thì không lái xe. Ảnh: Đinh Luyện |
Thói quen uống rượu, bia hàng ngày hoặc hàng tuần làm gia tăng hành vi uống rượu, bia rồi lái xe. Nam giới và người làm việc thời vụ có xu hướng uống rượu, bia và lái xe thường xuyên hơn các nhóm khác. Hạn chế trong nhận thức về các tác động của rượu, bia lên sức khỏe và khả năng kiểm soát tình huống nguy hiểm khi lái xe làm tăng mức độ thực hiện hành vi uống rượu, bia và lái xe.
Theo TS Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức, Trường đại học Việt Đức, sau khi bị TNGT do rượu, bia, có khoảng 75% số người được hỏi cho biết đã ngừng uống hoặc uống với liều lượng ít (1-2 ly bia tương đương 1-2 lon/chai bia) nhưng vẫn có tới 10% số người trong đó uống với liều lượng cao.
Trong đó, gần 2/3 số người từng bị TNGT do say rượu, bia vẫn tiếp tục tự điều kiển phương tiện ra về sau khi uống rượu, bia. “Những nạn nhân nghĩ mình vẫn bình thường đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy không bình thường hay bị say” - TS Tuấn nói.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Việc sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm là một nét văn hóa. Thực tế và các chứng minh khoa học đã chỉ rõ việc lạm dụng bia, rượu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, các ý kiến đề xuất, bên cạnh nâng cao nhận thức đã uống rượu, bia thì không lái xe; tăng mức xử phạt và bổ sung hình phạt; tổ chức các buổi chia sẻ của các nạn nhân TNGT do uống rượu bia khi lái xe tới học sinh, sinh viên và cộng đồng; dán các cảnh báo tác hại của lạm dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông tại các cơ sở phục vụ rượu, bia.
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc gia “Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam”. Ảnh: Đinh Luyện |
Ông Lê Huy Trí - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu An toàn giao thông (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho rằng, để góp phần giải quyết tình trạng vẫn lái xe sau khi sử dụng bia, rượu thì việc cưỡng chế vi phạm cần được thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, việc công khai vi phạm và tuyên truyền rộng rãi cũng là một biện pháp cần được thực hiện liên tục.
Chiến dịch xử phạt kết hợp tuyên truyền phải lan tỏa đến tất cả các nhóm tuổi trong cộng đồng xã hội nhằm bảo đảm tính răn đe, giáo dục pháp luật. “Mọi lái xe bị dừng phải được kiểm tra, không có ngoại lệ. Việc này giúp tạo ra độ tin cậy và độ tin cậy của chiến dịch được duy trì rằng, không một ai có thể trốn tránh sự kiểm tra”, ông Lê Huy Trí nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13