Sông Nhuệ vẫn gia tăng ô nhiễm
Nhiều tuyến đường ô nhiễm vì khói, bụi | |
Kỳ I: Chuyển biến căn bản về chất | |
Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm | |
“Bão bụi” tra tấn người dân |
Sông ô nhiễm vì bị “biến” thành cống
Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (Từ Liêm - Hà Nội) và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), có vị trí ảnh hưởng tới đời sống khoảng 11,2 triệu người dân trong khu vực. Những năm qua, sự phát triển kinh tế, xã hội hai bờ sông Nhuệ diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích cho đời sống của người dân, nhưng đồng thời, bên cạnh những lợi ích đó là tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên sông Nhuệ ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống quanh vùng.
Rác thải vẫn tràn ngập hai bên bờ sông Nhuệ - đoạn đi qua địa phận xã Cự Khê, Cự Đà (huyện Thanh Oai). |
Theo Bộ TN&MT, kết quả phân tích chất lượng nước sông Nhuệ định kỳ hằng năm cho thấy tại khu vực đầu nguồn (sau khi nhận nước sông Hồng), nước sông hầu như không bị ô nhiễm. Từ đoạn sông chảy qua khu vực Phúc La (quận Hà Đông) cho tới trước khi nhận nước sông Tô Lịch, nước đã bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt của quận Hà Đông và nước thải sản xuất của cụm công nghiệp Từ Liêm, làng bún Phú Đô, làng nghề Cát Quế, Dương Liêu đổ vào sông... Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ càng bị ô nhiễm hơn, đặc biệt tại điểm cầu Tó trở đi. Có thể nói đoạn sông Nhuệ chảy qua xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là khu vực có chất lượng nước thuộc mức độ bị ô nhiễm cao trên toàn bộ dòng sông Nhuệ.
Bị “bức tử” vì rác thải sinh hoạt
Bên cạnh việc ô nhiễm nguồn nước, một nguyên nhân nữa cũng khiến sông Nhuệ ngày thêm ô nhiễm là tình trạng người dân vứt rác thải ra bờ sông. Ước chừng mỗi ngày có cả chục tấn rác thải mà người dân vô tư đổ xuống dòng sông Nhuệ. Chính do sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của một số bộ phận dân cư trong khu vực đã khiến sông Nhuệ ngày càng thêm ô nhiễm và cũng chính họ đã phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất.
Theo quan sát của PV, xuôi theo sông Nhuệ, càng về phía hạ du, nạn xả rác thải sinh hoạt bừa bãi càng gia tăng, nhất là thuộc địa bàn các huyện Thanh Trì, Thanh Oai… Đặc biệt, tại bờ hữu sông Nhuệ - đoạn qua địa bàn xã Cự Khê, Cự Đà, Tam Hưng (huyện Thanh Oai) tình trạng đổ rác thải diễn ra tràn lan. Cả một quãng sông dài 3- 4 cây số dày đặc rác, rác thải kết thành từng mảng lớn dưới lòng sông hay chất từng đống ở hai bên bờ sông.
Trên thực tế, nhiều năm trở lại đây, tại nhiều xã ven sông Nhuệ, đường xá đi lại không thuận tiện, khiến việc thu gom rác thải gặp không ít khó khăn, nên người dân đã hình thành thói quen cứ có rác thải là vứt luôn ra sông. Điển hình ở khu vực chợ Cự Đà, xã Cự Khê, hằng ngày sau khi tan phiên chợ, người ta lại thản nhiên quét dọn rác thải rồi vô tư đổ xuống ven sông. Trong khi đó, cũng ở ven khúc sông này, liền kề xã Cự Khê là xã Mỹ Hưng, mỗi ngày 2 lượt, tổ thu gom rác thải ở thôn Quảng Minh và Đan Thầm (xã Mỹ Hưng) đi gom rác thải sinh hoạt trong khu dân cư và một số chợ cóc của thôn họp ở gần trường mầm non và khu miếu. Thế nhưng, vẫn còn lác đác một số hộ gia đình ở hai thôn “quen tay”... quẳng rác xuống sông.
Thực tế, tình trạng trên đã diễn ra từ lâu, nhưng hầu hết chính quyền các xã không quan tâm đúng mức, thậm chí còn có tình trạng đội thu gom rác được lập ra cũng tiện thể đổ rác luôn xuống sông cho đỡ phải chở đi xa. Thiết nghĩ, nếu không có sự chung tay của cả cộng đồng, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường thì việc sông Nhuệ bị “khai tử” là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác VSMT, tuyên truyền, vận động người dân, cũng cần có kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm những hộ dân cố tình biến dòng sông thành nơi chứa rác. Đã đến lúc, việc ngăn chặn tình trạng đổ rác thải ra sông Nhuệ cần phải được quan tâm đúng mức.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38