Mê Linh (Hà Nội):

Sớm hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Qua 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Mê Linh đã tập trung nguồn lực, nhân lực về việc “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2010 – 2020, đưa huyện Mê Linh đã sớm hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong đó, công tác dồn điền, đổi thửa đã sớm đạt 100% kế hoạch Thành phố giao.
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Làm tốt công tác tuyên truyền để xây dựng nông thôn mới
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Hiệu quả từ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn: Hiệu quả từ cơ chế, chính sách hỗ trợ
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi
Công tác dồn điền, đổi thửa đạt kết quả cao giúp tạo ra cho huyện Mê Linh nhiều cánh đồng mẫu lớn

Triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ được Đảng ủy, chính quyền huyện Mê Linh quan tâm sát sao. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt. Các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, các thôn… nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây mới và cải tạo. Trên toàn huyện đã có những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của Ban chỉ đạo huyện, cùng sự cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo các xã, tính đến hết ngày 30/6/2019, toàn huyện Mê Linh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 3.280ha, đạt 100% kế hoạch Thành phố giao. Trong đó, số thửa sau dồn ghép là 31.768 thửa đất, của 18.927 hộ gia đình.

Ngoài ra, huyện Mê Linh đã có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí di dời các ngôi mộ nằm trên đường trục chính nội đồng, với số lượng mộ đã di dời được là 678 ngôi với tổng kinh phí hỗ trợ 1.695 triệu đồng. Sau khi dồn ghép, một số xã có diện tích đất dôi dư, phần diện tích đất này đã được Ủy ban Nhân dân các xã quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng…

Bên cạnh đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn ghép cũng đạt kết quả tích cực, Ủy ban Nhân dân huyện đã cấp được 15.521/16.130 giấy chứng nhận quyền sử dụng, đạt 96,2%; số còn lại 609 hộ chiếm 3,8% chưa cấp giấy chứng nhận sau dồn ghép được do một số nguyên nhân như: Chủ sử dụng đất đi làm ăn xa không có mặt ở địa phương, tranh chấp về quyền thừa kế, khiếu nại tố cáo với các lý do chia thừa đất, không minh bạch...

som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi
Dồn điền, đổi thửa giúp người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng

Với việc hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, huyện Mê Linh đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh quy mô từ 20 ha trở lên tại các xã: Mê Linh (190 ha hoa hồng), Văn Khê (110 ha hoa hồng), Đại Thịnh (20 ha hoa hồng và 60 ha hoa cúc), Thanh Lâm (20 ha hoa đào và hoa hồng), Kim Hoa (30ha hoa đào).

Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên tại xã: Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa, Tự Lập; vùng sản xuất RAT tại các xã: Tráng Việt (200 ha), Tiến Thắng (70 ha), Tiền Phong (90 ha), Văn Khê (90 ha), Kim Hoa (30 ha); Vùng sản xuất cây ăn quả: Phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng trồng tập trung có giá trị kinh tế cao, quy mô từ 20 ha trở lên: xã Chu Phan (20 ha chuối), xã Hoàng Kim (80 ha chuối), Tráng Việt (15 ha bưởi đỏ, 20 ha bưởi Diễn)…

Cùng với việc triển khai thành công công tác dồn điền, đổi thửa, Đảng ủy, chính quyền huyện Mê Linh đã tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kết quả, thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, vận động người dân hiến 1.022m2 đất mở đường (trong đó các xã có tinh thần hiến đất mở đường cao như: Thạch Đà, Hoàng Kim, Tráng Việt), tổng số ngày công lao động nhân dân tự nguyện đóng góp là 9.635 ngày; đặc biệt trong 10 năm toàn huyện đã kêu gọi xã hội hóa ước đạt 342,692 tỷ đồng phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn.

Có thể thấy, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, từ một huyện với xuất phát điểm thấp, đến nay Mê Linh đã có 14/16 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người hết năm 2018 đạt gần 42 triệu đồng/người/năm; 100% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo, diện mạo nông thôn thay đổi mạnh mẽ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động