Mê Linh (Hà Nội):

Sớm hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa xây dựng nông thôn mới

10:58 | 15/10/2019
(LĐTĐ) Qua 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Mê Linh đã tập trung nguồn lực, nhân lực về việc “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2010 – 2020, đưa huyện Mê Linh đã sớm hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong đó, công tác dồn điền, đổi thửa đã sớm đạt 100% kế hoạch Thành phố giao.
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Làm tốt công tác tuyên truyền để xây dựng nông thôn mới
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Hiệu quả từ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi Xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn: Hiệu quả từ cơ chế, chính sách hỗ trợ
som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi
Công tác dồn điền, đổi thửa đạt kết quả cao giúp tạo ra cho huyện Mê Linh nhiều cánh đồng mẫu lớn

Triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ được Đảng ủy, chính quyền huyện Mê Linh quan tâm sát sao. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt. Các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, các thôn… nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây mới và cải tạo. Trên toàn huyện đã có những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của Ban chỉ đạo huyện, cùng sự cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo các xã, tính đến hết ngày 30/6/2019, toàn huyện Mê Linh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 3.280ha, đạt 100% kế hoạch Thành phố giao. Trong đó, số thửa sau dồn ghép là 31.768 thửa đất, của 18.927 hộ gia đình.

Ngoài ra, huyện Mê Linh đã có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí di dời các ngôi mộ nằm trên đường trục chính nội đồng, với số lượng mộ đã di dời được là 678 ngôi với tổng kinh phí hỗ trợ 1.695 triệu đồng. Sau khi dồn ghép, một số xã có diện tích đất dôi dư, phần diện tích đất này đã được Ủy ban Nhân dân các xã quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng…

Bên cạnh đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn ghép cũng đạt kết quả tích cực, Ủy ban Nhân dân huyện đã cấp được 15.521/16.130 giấy chứng nhận quyền sử dụng, đạt 96,2%; số còn lại 609 hộ chiếm 3,8% chưa cấp giấy chứng nhận sau dồn ghép được do một số nguyên nhân như: Chủ sử dụng đất đi làm ăn xa không có mặt ở địa phương, tranh chấp về quyền thừa kế, khiếu nại tố cáo với các lý do chia thừa đất, không minh bạch...

som hoan thanh cong tac don dien doi thua xay dung nong thon moi
Dồn điền, đổi thửa giúp người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng

Với việc hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, huyện Mê Linh đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh quy mô từ 20 ha trở lên tại các xã: Mê Linh (190 ha hoa hồng), Văn Khê (110 ha hoa hồng), Đại Thịnh (20 ha hoa hồng và 60 ha hoa cúc), Thanh Lâm (20 ha hoa đào và hoa hồng), Kim Hoa (30ha hoa đào).

Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên tại xã: Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa, Tự Lập; vùng sản xuất RAT tại các xã: Tráng Việt (200 ha), Tiến Thắng (70 ha), Tiền Phong (90 ha), Văn Khê (90 ha), Kim Hoa (30 ha); Vùng sản xuất cây ăn quả: Phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng trồng tập trung có giá trị kinh tế cao, quy mô từ 20 ha trở lên: xã Chu Phan (20 ha chuối), xã Hoàng Kim (80 ha chuối), Tráng Việt (15 ha bưởi đỏ, 20 ha bưởi Diễn)…

Cùng với việc triển khai thành công công tác dồn điền, đổi thửa, Đảng ủy, chính quyền huyện Mê Linh đã tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kết quả, thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, vận động người dân hiến 1.022m2 đất mở đường (trong đó các xã có tinh thần hiến đất mở đường cao như: Thạch Đà, Hoàng Kim, Tráng Việt), tổng số ngày công lao động nhân dân tự nguyện đóng góp là 9.635 ngày; đặc biệt trong 10 năm toàn huyện đã kêu gọi xã hội hóa ước đạt 342,692 tỷ đồng phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn.

Có thể thấy, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, từ một huyện với xuất phát điểm thấp, đến nay Mê Linh đã có 14/16 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người hết năm 2018 đạt gần 42 triệu đồng/người/năm; 100% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo, diện mạo nông thôn thay đổi mạnh mẽ.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này