Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong ngành giáo dục: Nặng lòng!

Nặng lòng, đầy tâm tư là tâm trạng của rất nhiều nhà giáo trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Nhất là điều kiện làm việc hiện nay của giáo viên, không thể phủ nhận "biên chế" là động lực bám nghề của nhiều nhà giáo.
se thi diem khong con cong chuc vien chuc trong nganh giao duc nang long Kiến nghị triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1
se thi diem khong con cong chuc vien chuc trong nganh giao duc nang long Tuyển dụng hơn 34 nghìn giáo viên
se thi diem khong con cong chuc vien chuc trong nganh giao duc nang long 520 VĐV tham dự giải cầu lông CBGV,NV ngành Giáo dục Hà Nội

Nhiều nhà giáo buông tiếng thở dài khi nghe ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong đợt tiếp xúc với cử tri ở Bình Định gần đây về việc sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong nghề giáo.

Điều này có thể nói sẽ “nới” một khoảng trống cần thiết để nhân tài có đất dụng võ ngay trong môi trường sư phạm mà lâu nay ít người đề cập. Vậy nhưng, trong điều kiện hiện nay việc thí điểm tuyển giáo viên theo chế độ hợp đồng lại như một vết thương lòng đối với nhà giáo.

se thi diem khong con cong chuc vien chuc trong nganh giao duc nang long
Biên chế là động lực để bám nghề của rất nhiều nhà giáo

Giáo dục đang có rất nhiều thứ... thí điểm. Về chương trình, nội dung, sách giáo khoa rồi nhiều đề án, chủ trương, thông tư cải cách liên quan đến dạy học, thi cử liên tục được đưa vào nhà trường thí điểm mà đối tượng tác động trực tiếp là thầy và trò.

Giữa đủ những biến chuyển, cải cách, thí điểm... đồng lương của nhà giáo vẫn vững bền "dậm chân một chỗ", họ chỉ biết chờ tăng lương theo mốc thâm niên. Rồi phải kể, môi trường, điều kiện làm việc của nhà giáo còn rất bức bí với đủ thứ ràng buộc từ ngành dọc, ngành ngang. Nghề giáo cần sự tự chủ, tự do, sáng tạo nhiều nhất thì họ lại đang dạy học trong tư thế “trên đe dưới búa”.

Trong hoàn cảnh đó, việc thí điểm bỏ viên chức, công chức đối với giáo viên... làm cho giáo viên càng thêm lo lắng. Cô Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên ở TPHCM tâm sự, giáo viên đồng lương còn thấp, môi trường làm việc còn ngột ngạt, điều họ mong mỏi nhất của họ là được yên ổn làm việc. Biết rằng sàng lọc, lựa chọn người giỏi là cần thiết trong giáo dục nhưng việc này sẽ làm số đông giáo viên bất an, thấp thỏm.

"Tôi chưa nói đến những tiêu cực có thể phát sinh trong việc tuyển dụng giáo viên theo chế độ hợp đồng. Trong điều kiện hiện nay, đổi mới giáo dục trong điều kiện rất khó khăn, chúng ta cần những chính sách có lợi cho người thầy để họ dốc sức, để họ thấy được vai trò quan trọng của mình. Còn người thầy lên lớp còn thêm hoang mang, lo lắng cắt hợp đồng lúc nào thì khó toàn tâm toàn ý lắm", cô Ngọc Anh nói.

Một giáo viên trẻ dạy tiểu học ở Q.3, TPHCM bộc bạch, giáo viên đang theo dạy hợp đồng, không được biên chế sẽ có tâm thế sẵn sàng tìm việc khác khi có cơ hội. Nhiều người đi dạy tạm thời khi chưa biết làm gì, chờ có việc là... "nhảy". Như vậy, làm sao để họ dốc sức cho nghề, cho trò?

Theo ý kiến của TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội chính sách bỏ công chức viên chức trong trường học để hi vọng cải tổ chất lượng giáo dục trong nhà trường là không cần thiết. Nhất là điều khiến giáo dục không đảm bảo chất lượng và hiệu quả không nằm trong việc viên chức hay công chức mà ở chính môi trường làm việc của giáo viên thì bà còn lo ngại quyết định này có thể dẫn đến hiệu ứng ngược.

TS Hương cho hay, người thầy đang phải làm việc dưới đủ tầng quản lý, về khía cạnh chuyên môn, nhân sự. Họ chỉ làm khác so với "khuôn mẫu" chút xíu có thể bị đánh giá là sai. Chưa kể, áp lực từ phụ huynh, dư luận, báo chí... đối với nghề giáo rất lớn. Từng động thái, hành vi của nhà giáo dễ dàng bị mổ xẻ bởi những người không có chuyên môn.

Ngoài ra, môi trường làm việc hết sức bó hẹp trong lớp, trong trường cùng hàng loạt các yêu cầu về thi cử, hội hè, giấy tờ... làm người thầy mất đi nhiệt tình với việc dạy trẻ. Đi đến nhiều nước, bà Hương thấy khác biệt rõ nhất giữa giáo viên "nhà người ta" và giáo viên "nhà mình" chính là môi trường làm việc.

Ở Việt Nam, TS Vũ Thu Hương thẳng thắn cho rằng: “Thứ níu chân giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chỉ có là biên chế”

Đội ngũ giáo viên cần phải có những "cú hích" để thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, môi trường giáo dục chưa phải là nơi hấp dẫn để người ta chỉ cần làm việc ở diện hợp đồng, nhất là khi hai từ "biên chế" còn rất quan trọng đối với người Việt.

Theo Hoài Nam/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động