Sắp đưa vaccine sởi - rubella "made in Vietnam" vào tiêm chủng mở rộng
Kỹ thuật viên kiểm tra sản phẩm vaccine sởi - rubella trước khi dán nhãn. |
Sáng 26-1, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac) đã tổ chức hội thảo kết thúc Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Tăng cường năng lực sản xuất vaccine phối hợp sởi - rubella".
Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã rất nỗ lực để đưa nhiều loại vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt và loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ mắc và chết của các bệnh khác trong chương trình TCMR đã giảm hàng trăm lần. Thời gian gần đây bệnh rubella nổi lên là một trong những gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội.
Năm 2014, với sự hỗ trợ của GAVI, Bộ Y tế Việt Nam đã mở một chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi và rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-14 tuối. Từ năm 2015, Việt Nam đã đưa vaccine này vào tiêm chủng thường xuyên nhằm khống chế và tiến tới loại trừ hai bệnh nguy hiểm này.
Trước nhu cầu rất lớn của vaccine sởi - rubella, với tinh thần tự túc nguồn vaccine bằng sản xuất trong nước, Bộ Y tế đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản giúp đỡ thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vaccine phối hợp sởi - rubella”, và giao cho Polyvac là đơn vị thực hiện.
Dự án được thực hiện trong thời gian từ tháng 5-2013 đến tháng 3-2018. Mục tiêu của dự án là Polyvac tự sản xuất được vaccine phối hợp sởi - rubella đạt tiêu chuẩn “thực hành sản xuất tốt” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP) một cách ổn định và hiệu quả.
Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Polyvac cho biết, dự án đã đi vào giai đoạn kết thúc. Sản phẩm dự án là vaccine phối hợp sởi-rubella đã được cấp giấy phép lưu hành hồi tháng 3-2017, sớm hơn dự kiến một năm.
Từ năm 2018, vaccine này sẽ được sử dụng trong chương trình TCMR quốc gia, giúp cho ngành y tế Việt Nam chủ động nguồn cung cấp vaccine, đặc biệt giúp Việt Nam triển khai chương trình loại trừ bệnh sởi - rubella.
Cánh đây gần 10 năm cũng thông qua dự án của JICA, Viện Kitasato (Nhật Bản) đã giúp Polyvac sản xuất thành công vaccine sởi. Nhờ vaccine này, nhiều năm qua, ngành y tế Việt nam đã chủ động không phải nhập ngoại vaccine sởi trong mọi tình huống phòng chống dịch bệnh. Năm 2014, ngoài cung cấp vaccine sởi cho tiêm chủng thường xuyên, Polyvac đã cung cấp trong thời gian ngắn gần sáu triệu liều vaccine sởi giúp cho ngành y tế nhanh chóng khống chế được vụ dịch nguy hiểm.
Theo Thiên Lam/Báo Nhân dân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00