Triển khai tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ 5 tháng tuổi
Tháng 9.2016, đưa vắc xin bại liệt tiêm vào tiêm chủng mở rộng | |
Tháng 9.2016, vắc xin bại liệt tiêm sẽ được đưa vào TCMR |
Năm 2018, Việt Nam tiếp tục triển khai hoạt động tiêm bổ sung vắc xin sởi - Rubella cho trẻ vùng nguy cơ cao và sẽ triển khai thêm vắc xin bại liệt qua đường tiêm (IPV) cho trẻ 5 tháng tuổi.
GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Quản lý dự án TCMR cho biết: Trong năm 2018, Chương trình TCMR cũng tăng cường tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong 24 giờ sau sinh nhằm phòng chống bệnh viêm gan B mạn tính; đồng thời, tăng cường trang thiết bị, hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin cho các vùng khó khăn, thay mới các trang thiết bị đã quá niên hạn sử dụng để đảm bảo cho việc bảo quản, vận chuyển vắc xin và thực hiện tiêm chủng ngoài cơ sở y tế.
Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất phòng bệnh cho trẻ em. |
Đặc biệt, với sự hỗ trợ của quốc tế, năm 2018, Việt Nam sẽ triển khai thêm vắc xin bại liệt qua đường tiêm cho trẻ 5 tháng tuổi với mục tiêu đạt tỷ lệ trên 90%. Cũng trong năm 2018, hoạt động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 6 -15 tuổi tại 28 huyện vùng nguy cơ cao sẽ triển khai tiêm vòng 3 (kết quả tiêm vòng 1, vòng 2 đã triển khai trong năm 2017 đều đạt trên 96%) với mục tiêu cả 3 vòng sẽ đạt trên 95%, vượt chỉ tiêu Bộ Y tế giao (90%).
Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế tốt, song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Bên cạnh việc triển khai tiêm chủng thường xuyên tại các trạm y tế xã/phường, năm 2018, Dự án TCMR cũng sẽ tăng cường chỉ đạo việc tiêm vét cho những trẻ hoãn tiêm; và triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi - Rubella cho trẻ dưới 5 tuổi.
Vì vậy, GS. Đặng Đức Anh khuyến cáo, nếu vì bất cứ lý do nào dẫn đến việc lỡ mũi tiêm chủng của trẻ, gia đình hãy cho trẻ đi tiêm trở lại càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh cũng luôn phải ý thức rằng việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm cũng rất quan trọng góp phần đảm bảo tiêm chủng an toàn. Các biểu hiện bất thường sau tiêm cần được phát hiện sớm để được xử trí kịp thời và tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra với các bé.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46