2,5 triệu liều vaccine sởi-rubella Việt Nam sẽ ‘ra mắt’ vào tháng 6
Hà Nội: Hơn 98% trẻ được tiêm vắc xin sởi-rubella đợt 1 | |
Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc xin sởi – rubella? |
Đây là lô vaccine phối hợp sởi- rubella đầu tiên được Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế sản xuất ngay sau khi được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành.
Như vậy, Việt Nam là nước thứ 4 tại châu Á sản xuất được loại vaccine phối hợp sởi- rubella. Đây cũng là vaccine thứ hai của Việt Nam sản xuất theo công nghệ phối hợp hai thành phần trong một sản phẩm, trong khi các vaccine còn lại đều là vaccine một thành phần.
Các cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong dây chuyền sản xuất vaccine sởi-rubella. Ảnh: Polyvac |
“Đây là thành công lớn của đơn vị nói riêng và ngành sản xuất vaccine của Việt Nam nói chung. Từ nay, Việt Nam chủ động được nguồn vaccine phòng chống dịch bệnh sởi-rubella, tránh nguy cơ thiếu hụt vaccine do thủ tục nhập khẩu hoặc khan hiếm từ nhà sản xuất, đồng thời giảm ngân sách Nhà nước khi mua vaccine nước ngoài, vì giá vaccine sản xuất trong nước rẻ hơn”, ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế cho biết.
Cũng theo ông Hiền, việc làm chủ được công nghệ mới trong sản xuất vaccine phối hợp sẽ là cơ hội để Trung tâm tiếp tục nghiên cứu các vaccine phối hợp nhiều thành phần hơn trong tương lai.
Vaccine phối hợp sởi-rubella được Bộ Y tế giao cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế nghiên cứu sản xuất vào năm 2013, xuất phát từ tình hình bệnh rubella thường xuyên xảy ra tại Vệt Nam, nhất là nguy cơ đối với các bà mẹ mang thai khi bị nhiễm rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như bệnh tim, điếc, não úng thủy hoặc thai bị chết lưu.
Cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, tháng 5/2013, Trung tâm bắt đầu nghiên cứu, cử cán bộ sang Nhật Bản học tập công nghệ. Tháng 3/2016, vaccine phối hợp sởi-rubella được Bộ Y tế đánh giá thử nghiệm lâm sàng với kết quả tính an toàn rất cao, khả năng bảo vệ bệnh tốt. Trên cơ sở đó, vừa qua, Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành cho sản phẩm, sớm hơn một năm so với dự kiến.
Hiện nay, công suất sản xuất vaccine sởi-rubella của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế là 7,5 triệu liều/năm. Với nhu cầu trong nước hiện nay khoảng 3-4 triệu liều/năm, thì với công suất này, Trung tâm không những bảo đảm đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ mà còn có thể xuất khẩu, vì đây là vaccine theo tiêu chuẩn quốc tế (WHO-cGMP).
Theo CM/ Báo Điện tử chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46