"Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?"

Với đồng lương quá thấp, cuộc sống công nhân (CN) thiếu thốn trăm bề. Trong bức tranh ấy, hình ảnh những đứa trẻ nhếch nhác, thèm khát những điều tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống khiến chúng ta không khỏi đau lòng.
Sống dưới mức tối thiểu: Khổ như công nhân!
Chưa chốt được phương án tăng lương tối thiểu
Bao giờ người lao động sống “đủ” với lương tối thiểu?

Tại khu nhà trọ ở xã Trung An, huyện Củ Chi, TP HCM, nhiều công nhân (CN) thuê với mức giá từ 400.000 đồng – 600.000 đồng. Mỗi phòng trọ chỉ vỏn vẹn vài mét m2, nóng bức vào mùa nắng, lạnh lẽo vào mùa mưa nhưng đa số CN phải cắn răng chấp nhận.

Nhà trọ ẩm thấp, tạm bợ của công nhân ở xã Trung An, huyện Củ Chi, TP HCM
Nhà trọ ẩm thấp, tạm bợ của công nhân ở xã Trung An, huyện Củ Chi, TP HCM

“Vợ chồng tôi thuê ở đây được 2 năm, mọi thứ sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ…đều phải dùng nhà vệ sinh tập thể, mỗi lần đi tắm phải chờ thật lâu mới có phòng. Nhiều thứ bất tiện lắm nhưng phải chịu vì giá rẻ” - chị Neang Sane (dân tộc Khmer), CN Công ty Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc; huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết.

Chị Neang Sane vào làm ở công ty hơn 2 năm với mức lương là 3,6 triệu đồng cộng với tiền lương CN của chồng chưa được 7 triệu đồng nên đời sống gia đình hết sức chật vật. Do cuộc sống khó khăn nên vợ chồng chị buộc phải gửi 2 đứa con cho ông bà ngoại ở An Giang. “Vợ chồng tôi tiết kiệm tối đa như vậy mà vẫn không có dư, có tháng không có tiền gửi về quê cho 2 đứa nhỏ”- chị Neang Sane bộc bạch.

Bên trong một nhà trọ công nhân
Bên trong một nhà trọ công nhân

Ở phòng trọ kế bên, chị Ê Ban (dân tộc Ê đê), cho biết chị còn độc thân nhưng với mức lương chỉ hơn 3 triệu đồng/ tháng, dù đã chi tiêu dè sẻn nhưng vẫn không có dư. Nhắc đến hoàn cảnh sống hiện tại, chị Ê Ban thở dài: “Em thuê phòng trọ này với giá 400.000 đồng ở cùng với đứa em cũng làm CN nhưng nó về quê rồi, giờ có mình em, sắp tới em phải tìm chị em nào về ở chung chứ ở một mình chịu không nổi tiền nhà”

Nhếch nhác là cảnh thường thấy ở các khu nhà trọ
Nhếch nhác là cảnh thường thấy ở các khu nhà trọ
Rau vẫn là món ăn ngày cuối tuần của công nhân nhà trọ
Rau vẫn là món ăn ngày cuối tuần của công nhân nhà trọ
Bữa ăn chiều đơn sơ với trứng luộc, đậu hũ của một gia đình công nhân ở trọ
Bữa ăn chiều đơn sơ với trứng luộc, đậu hũ của một gia đình công nhân ở trọ

Gia đình chị Nguyễn Ngọc Giao, CN Công ty TNHH Triple Việt Nam (100% vốn Đài Loan; huyện Củ Chi, TP HCM) cũng không khá hơn. Với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng (đã tính tiền tăng ca), chồng chị làm bốc vác nên cuộc sống gia đình rất bấp bênh.

Chúng tôi đến thăm khi gia đình chị đang ăn cơm chiều. Bữa ăn rất đơn giản, chỉ có 2 quả trứng luộc, 1 đĩa đậu hũ chiên. Nghe cháu Duyên- con gái chị mới 5 tuổi hồn nhiên hỏi: “Hôm nay ăn đậu hũ nữa hả mẹ? Sao cơm nhà mình không có thịt cá gì hết vậy mẹ?” chúng tôi không khỏi xúc động.

Ba mẹ con nữ công nhân với bữa cơm sơ sài ngày chủ nhật
Ba mẹ con nữ công nhân với bữa cơm sơ sài ngày chủ nhật

“Mỗi tháng chi phí gửi 2 đứa nhỏ đã hết 2,5 triệu đồng nên tôi chọn cách tiết kiệm chi tiêu ăn uống, mỗi bữa chỉ dám xài từ 10.000 đồng – 15.000 đồng. Vợ chồng tôi ăn sao cũng được chỉ tội 2 đứa nhỏ, ăn uống kham khổ quá nên cứ bệnh hoài”- chị Giao nghẹn lời.

Hôm nay ăn đậu hũ nữa hả mẹ?...- vẻ mặt thất vọng của bé Duyên bên mâm cơm
"Hôm nay ăn đậu hũ nữa hả mẹ?..."- vẻ mặt thất vọng của bé Duyên bên mâm cơm

Nguyễn Luân/ Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động