Sống dưới mức tối thiểu: Khổ như công nhân!

Có nữ công nhân mang thai sắp sinh nhưng bữa cơm chỉ dám mua 7.000 đồng thức ăn! Nhiều công nhân thường xuyên phải ăn cháo, ở trong những khu nhà trọ tồi tàn...
Tăng lương nhỏ giọt: Phải hiểu được nỗi khổ của công nhân!
Thiết thực giúp người lao động an cư, lạc nghiệp
Lương tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu
“Giam” lương, “găm” sổ bảo hiểm của người lao động

“Mấy miếng sườn non chay này em mua ngoài chợ với giá 7.000 đồng. Em chiên lên rồi ăn với nước tương và cơm nguội là xong buổi chiều”. Nữ công nhân (CN) Nguyễn Thị Giàu (22 tuổi, quê An Giang) vừa nói vừa xoa xoa cái bụng bầu. Do sắp đến ngày sinh, chị được Công ty Sản xuất giày Chí Hùng (vốn Đài Loan; đóng tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho nghỉ. Khi tôi hỏi: “Bầu bì sao ăn uống kham khổ thế?”, chị buồn bã: “Lương của em mỗi tháng được 3,4 triệu đồng, lương của chồng gần 4 triệu đồng. Sắp sinh rồi mà tụi em chưa có đồng nào dành dụm”!

Mua trước, trả sau

Chị Giàu và khoảng 100 CN khác chọn một khu nhà trọ cũ kỹ, tồi tàn nằm gần chợ Chí Hùng để thuê với giá 500.000 đồng/phòng. Mỗi phòng trọ chỉ rộng khoảng 15 m2. Để đủ chỗ ăn ngủ, có gia đình CN phải đặt thêm giường ngoài sân rồi che chắn xung quanh chống mưa gió.

Con công nhân phải sống cùng cha mẹ trong những căn nhà trọ tồi tàn
Con công nhân phải sống cùng cha mẹ trong những căn nhà trọ tồi tàn

Theo chân CN vào chợ Chí Hùng, tôi đã tận mắt chứng kiến họ chi tiêu như thế nào cho bữa ăn của mình. Họ mua rất nhanh, khoảng 2-5 phút là xong, vì không có đủ tiền để chọn nhiều thức ăn. Chị Nguyễn Thị Hận, CN Công ty Chí Hùng, đưa cho tôi xem những thứ vừa mua - gồm: một bịch bún, bó rau muống và mấy quả cà chua - rồi cho biết: “Tất cả hết 26.000 đồng. Vợ chồng em chia ra làm 2 bữa để ăn”.

Dù sắp sinh nở, bữa ăn chiều của nữ công nhân Nguyễn Thị Giàu chỉ có cơm nguội, nước tương và một ít đồ chay mua với giá 7.000 đồng!
Dù sắp sinh nở, bữa ăn chiều của nữ công nhân Nguyễn Thị Giàu chỉ có cơm nguội, nước tương và một ít đồ chay mua với giá 7.000 đồng!

Hận kể chị cũng như nhiều CN khác thường phải sống trong cảnh thiếu thốn, vay mượn, mua trước, trả sau. Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, thậm chí những cụ già ở quê ra bán rau, cũng trở thành “chủ nợ” của CN. “Ăn thế này còn đỡ. Đợt trước ngại đi vay mượn, vợ chồng em mua 10.000 đồng cá lòng tong về kho mặn, ăn cầm cự với cơm đến 2-3 ngày ” - chị ngượng ngùng.

Làm CN đã 3 năm, tiền lương của chị Hận mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng. “Lương có bấy nhiêu nhưng phải trả tiền nhà trọ, điện, nước hết 1,5 triệu đồng; gửi về quê 1,5 triệu đồng cho 2 đứa con nhỏ. Chồng em đi làm thuê, hôm nào có người kêu thì được trả 200.000 đồng/ngày công nhưng bữa có, bữa không. Vậy đó, tiền đâu mà ăn uống cho đàng hoàng?” - giọng chị buồn hiu.

Tăng ca đến kiệt sức vẫn đòi tăng ca

Vừa qua, hàng trăm CN và đại diện Công đoàn các công ty đóng tại thị xã Thuận An đã gặp gỡ, đối thoại với người đứng đầu một số cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương. Tại buổi gặp gỡ, khi bàn về chuyện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều CN đã yêu cầu chính quyền địa phương kiểm soát giá phòng trọ, giá điện, giá cả ở chợ... vì các năm trước, khi lương tăng thì mọi thứ đều đồng loạt tăng theo khiến người lao động càng thêm khốn khó.

Đặc biệt, tại buổi gặp gỡ, nhiều ý kiến đề xuất cho CN tăng ca thoải mái để kiếm thêm thu nhập. “Lương thấp, CN muốn tăng ca nhiều hơn chứ quy định một tháng chỉ được tăng ca 30 giờ thì CN không đủ sống. Tăng ca thì suy kiệt sức khỏe nhưng còn được tiền, nếu không tăng ca thì CN đói” - chị Lê Thị Bích Hoa, CN Công ty NB Nam Phương, kiến nghị.

Một CN làm trong ngành giày da cũng cho biết nếu không tăng ca thì tiền lương mỗi tháng chỉ được 3,5 triệu đồng, không đủ sống. “Mấy đợt trước tăng ca, thức khuya, có bữa về tới phòng trọ là muốn xỉu nhưng phải tăng ca thì con mới có sữa uống” - chị bày tỏ.

Lương tối thiểu tăng 16,8% là hợp lý

Theo ông Nguyễn Thiện Phước, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, tăng lương tối thiểu là yêu cầu cấp bách vì hiện nay, lương tối thiểu mới đáp ứng gần 70% mức sống tối thiểu của CN. Khoảng 30% còn lại phải giải quyết theo lộ trình sao cho đến năm 2017 là xong. Vì vậy, đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 16,8% là hợp lý.

Theo Như Phú/ nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động