Sáng mãi đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương có số người hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng lớn nhất toàn quốc, trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn xác định công tác chăm sóc người có công với cách mạng, "đền ơn đáp nghĩa" là hoạt động thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, trong những dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm lớn như Ngày thương binh liệt sỹ 27/7, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các hoạt động này càng được dấy lên mạnh mẽ, thiết thực và cụ thể.
sang mai dao ly uong nuoc nho nguon Luôn trân trọng, tri ân người có công
sang mai dao ly uong nuoc nho nguon Lan tỏa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Khắp nơi tri ân người có công

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong những ngày kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, nhiều quận huyện của thành phố Hà Nội đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà địa phương có truyền thống cách mạng; gia đình có công với cách mạng và người tham gia hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy.

Điển hình, tại huyện Gia Lâm, đồng chí Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm dẫn đầu đoàn cán bộ đã tới thăm, làm việc tại xã Trung Mầu- xã có truyền thống cách mạng đồng thời đến thăm gia đình ông Nguyễn Đức Lợi sinh năm 1926 là cán bộ tiền khởi nghĩa; người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày đang sinh sống tại xã Phù Đổng. Dịp này, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt cũng đã đến thăm các gia đình: Bà Lê Thị Tám - người có công giúp đỡ cách mạng được tặng “Bằng có công với nước” ở thị trấn Yên Viên; ông Lê Đình Bẩy - cán bộ Tiền khởi nghĩa ở xã Yên Viên; ông Trần Công Hợp - người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đầy ở xã Yên Thường, còn đồng chí Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cũng đã đến thăm, tặng quà lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày tại xã Văn Đức và thị trấn Trâu Quỳ; thăm, tặng quà 05 Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các xã Yên Viên, Phù Đổng, Đặng Xá, Văn Đức. Tại các địa chỉ đến thăm, các đồng chí lãnh đạo huyện Gia Lâm ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của các gia đình đồng thời trao quà của Thành phố và huyện đến gia đình, chúc các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

sang mai dao ly uong nuoc nho nguon
Lãnh đạo huyện Thường Tín tặng quà cho các gia đình có công

Tương tự, dịp này, các đồng chí lãnh đạo huyện Ứng Hòa cũng đã đến thăm cơ sở cách mạng xã Trầm Lộng và tặng quà cho 05 đối tượng là cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu, chiến sỹ bị địch bắt tù đày của xã, tặng quà 02 đối tượng người có công có hoàn cảnh khó khăn ở xã Minh Đức. Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Ứng Hòa đã bày tỏ lòng biết ơn trước sự hy sinh to lớn của những người có công và gia đình chính sách, đồng thời bày tỏ mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Ứng Hòa cũng đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng, phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tạo điều kiện để các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu cho gia đình và địa phương…

Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 74 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, lãnh đạo huyện Chương Mỹ cũng đã tới thăm, tặng quà cơ sở cách mạng thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến và người có công tiêu biểu. Thôn Tiến Tiên là một trong những cơ sở cách mạng quan trọng của Đảng và Nhà nước trong những năm kháng chiến. Đây chính là nơi thành lập chi bộ Đảng Nam Hài - Tiến Tiên - chi bộ Đảng Cộng sản thứ 2 của huyện Chương Mỹ. Với truyền thống cách mạng và tinh thần đấu tranh kiên cường, làng Tiến Tiên đã được tặng Bằng "Có công với nước" và Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công".

Thôn có 4 gia đình tiền khởi nghĩa được tặng Bằng “Có công với nước” và Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, 14 gia đình cơ sở kháng chiến được tặng Huân, Huy chương và Bằng khen, có 3 bà Mẹ được truy tặng và phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng";150 người con của làng Tiến Tiến được tặng Huân, Huy chương các loại và bằng khen, giấy khen... Đến thăm, tặng quà cơ sở cách mạng thôn Tiến Tiên, đại diện lãnh đạo huyện Chương Mỹ đã ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Tiến đã đạt được trong những năm qua đồng thời trao quà của Thành phố, huyện Chương Mỹ cho thôn Tiến Tiên.

Sau khi thăm, tặng quà cho cơ sở cách mạng Tiến Tiên, đại diện lãnh đạo huyện Chương Mỹ cùng đoàn cán bộ còn đến thăm, tặng quà của thành phố Hà Nội, của huyện tới cụ Nguyễn Đình Tôn - cán bộ lão thành cách mạng tại nhà riêng ở thôn Tiến Tiên và thăm, tặng quà ông Lưu Công Vinh - người họat động kháng chiến bị địch bắt tù đày và cũng là bệnh binh 2/3 tại nhà riêng ở thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình.

Sáng mãi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Theo thống kê, Hà Nội hiện có, hơn 93 nghìn người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hằng tháng với tổng số kinh phí chi trả mỗi năm hơn 1.600 tỷ đồng. Công việc nhiều, số lượng người có công lớn, song thành phố luôn triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước, đồng thời ban hành nhiều chính sách phù hợp tình hình thực tiễn ở Thủ đô.

Còn số liệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội từ đầu năm 2019 đến nay, Thành phố đã giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với gần 90.000 trường hợp người có công với mức kinh phí: Trên 152 tỷ đồng/tháng và giải quyết 214.717 hồ sơ đề nghị chính sách ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công với kinh phí trên 148,3 tỷ đồng.

Nhiều chỉ tiêu trong phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” của Thành phố đã đạt hoặc vượt mức kế hoạch tiêu biểu như: Vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn Thành phố đạt 32.672 triệu đồng (kế hoạch: 22.120 triệu đồng, đạt 147,7 %), tặng 4.169/2.645 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí 5.227 triệu đồng, đạt 157,6% so với kế hoạch. Các quận, huyện, thị xã đã thực hiện tu sửa nâng cấp 96/65 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 60.713 triệu đồng, đạt 147,7% so với kế hoạch, trích ngân sách địa phương, vận động xã hội hóa trong việc tu sửa nâng cấp 378/262 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí 16.192 triệu đồng đạt 144,3% kế hoạch.

Riêng trong dịp 2/9 năm nay, UBND Thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng với tổng số đối tượng được tặng quà là 4.656 người, với số tiền gần 4,8 tỷ đồng. Theo quyết định này, UBND Thành phố gửi suất quà 1 triệu đồng tới những người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ 1/1/ 1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Mức quà 1 triệu đồng cũng được gửi tới người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”. Nếu người đứng tên trong Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” đã mất, thì đại diện vợ, chồng hoặc con nhận thay... Dịp này, thành phố Hà Nội còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu tại những địa phương có cơ sở cách mạng là quận Hà Đông và các huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai và Ứng Hòa…

Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc một cách cụ thể, thiết thực. Thông qua các hoạt động này của Thành phố đã hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công có đời sống ổn định, có khả năng vươn lên mức sống cao và bền vững, động viên các gia đình chính sách, người có công có điều kiện tiếp tục phát huy truyền thống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của địa phương.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã chủ động xây dựng các chương trình, hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động. Qua đó, chất lượng hoạt động của các Công đoàn cơ sở ngày càng được nâng cao, thiết thực, hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có dấu hiệu tội phạm Sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có dấu hiệu tội phạm Sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can liên quan đến Công ty Asia Life và Công ty Chị Em Rọt; trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Để làm tốt được chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, những người Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã luôn trăn trở, tâm huyết gần gũi; thường xuyên lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động qua đó triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp.
Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này là dịp để cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải có đánh giá một cách toàn diện, từ đó chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn.
Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Dù là đơn vị mới, song Công đoàn Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động; đặc biệt quan tâm nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các phong trào thi đua.
Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên

Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa mong muốn ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu; các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, liên kết với doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ... đầu tư vào Hưng Yên.

Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động