Sách giáo khoa bị sao chép: Do buông lỏng quản lý
Đừng đi vào vết xe đổ khi đổi mới sách giáo khoa | |
Sẽ đấu giá bản quyền sách giáo khoa? |
Có cầu ắt có cung
Ấn phẩm bị in lậu này là tài liệu độc quyền của Cty Sách – thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội, về chuyên đề "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", dự kiến dùng cho học sinh lớp 2 của Sở GD-ĐT cho năm học 2015-2016. Theo đó, sách in lậu có rất nhiều lỗi sai sơ đẳng, không thể chấp nhận. Cụ thể ngay từ bìa lót, hai từ "học sinh" được viết thành "học sing", hình vẽ tranh minh họa mờ, chất lượng kém, giấy mỏng, in nhòe... khiến nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc và lo ngại trước việc sách in lậu, cung cấp kiến thức không chính xác, ảnh hướng đến chất lượng học tập của học sinh...
Sách in lậu được bày bán tràn lan và công khai trên những con phố lớn |
Trước thực trạng ấy, phóng viên báo LĐTĐ đã tiến hành khảo sát một số khu vực được cho là “thiên đường” của các ẩn phẩm in lậu trên địa bàn Hà Nội như: Đường Phạm Văn Đồng, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Trần Đại Nghĩa, Giải Phóng…Trên các tuyến đường này, hầu hết các cửa hàng sách đều treo biển giảm giá sách rất bắt mắt, từ 30% - 50% nhằm thu hút sự chú ý của người đi đường. Dừng chân tại cửa hàng sách M.H trên đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, chỉ cần xem lướt qua một số cuốn sách tại đây, không khó để chúng tôi nhận ra nhiều cuốn sách có cùng tên, cùng tác giả, cùng nhà xuất bản nhưng lại khác nhau về hình thức…
Khi được hỏi về sách in lậu, sách “rởm” nhiều bạn đọc không biết hoặc đã từng nghe thấy nhưng lại phớt lờ chỉ bởi giá rẻ, dễ tìm… Nguyễn Thị Yến, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, đã từng được nghe nhiều về sách in lậu, sách “rởm” nhưng lại không quá chú trọng đến vấn đề đó, miễn sao sách vẫn đủ nội dung, tốt, rẻ, dễ tìm và dễ mua.
Sách in lậu thường xuyên bán với giá rẻ hơn sách thật |
Theo luật sư Đỗ Phương Thúy (Cty luật Hồng Thúy – Hải Phòng), việc in ấn, buôn bán sách lậu là vi phạm Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, theo đó khung hình phạt tối đa khi buôn bán sách lậu (với cá nhân) là 30.000.000 đồng, còn với hành vi in lậu (với cá nhân) là 40.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ. |
Chiết khấu cao tạo đất cho sách lậu
Khác với nhiều HS sinh viên, trước thực trạng sách đưa vào nhà trường bị in lậu, khiến nhiều phụ huynh, giáo viên tỏ ra lo lắng. Chị Nguyễn Thị Thanh, ở khu tập thể Học viện Tài chính năm nay có con vào lớp 1 cho hay, việc sách bị in lậu với nhiều nội dung không chính xác, nhiều lỗi chính tả…nếu được đưa vào giảng dạy sẽ ảnh hướng đến nhận thức của các con, nếu sách có nội dung sai sẽ khiến các con nhận thức sai ngay từ đầu. Chị Thanh cho rằng, cần phải có một sự kiểm duyệt chặt chẽ với các ấn phẩm sách giáo dục khi đưa vào hệ thống giảng dạy, để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Trao đổi với ông Phạm Quốc Tuấn, CVP dự án tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của Công ty Sách – thiết bị và xây dựng trường học, ông cho biết, trước vấn đề tài liệu bị in lậu, công ty ông cũng là nạn nhân và đây không phải là lần đầu tiên Công ty bị in lậu sách. Hầu hết sách bị in lậu đều là nhóm tài liệu sách địa phương, sẽ được đưa vào giảng dạy trong năm học tới và do công ty độc quyền phát hành. Tuy nhiên có điều rất buồn, đó là ngay từ khi chuẩn bị phát hành, sách lậu, sách “rởm” đã bị tuồn ra thị trường làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như công tác phát hành của công ty.
Cũng theo ông Tuấn, hiện nay sách bị in lậu được in ấn khá tinh vi, không chỉ sao chép toàn bộ nội dung mà còn gắn cả logo, tem chống hàng giả không khác gì sách thật, nếu người đọc không chú ý thì rất khó phát hiện. Còn về sách in lậu, đó là những sản phẩm bị cắt ghép và đây là những cuốn sách vi phạm bản quyền tác giả, ảnh hưởng đến những người làm sách chân chính. Nội dung của sách thường là do những người có trình độ chuyên môn thấp làm ra, nội dung chắp vá, xuyên tạc, sai lệch, …ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Việc sách bị in lậu ngày một nhiều một phần là do công tác quản lý trong lĩnh vực in ấn bị buông lỏng. Mặt khác là vì lợi nhuận, chiết khấu do các công ty tư nhân đưa ra thường cao hơn gấp nhiều lần so với đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ bảo đảm SGK đến với học sinh. Bởi thế, nhiều trường đã trực tiếp ký với các công ty tư nhân, hoặc để đơn vị phát hành trực tiếp bán SGK cho học sinh và được hưởng hoa hồng cao hơn.
Để đối phó với tình trạng trên, trước mắt Công ty đã phối hợp với Sở Giáo dục, PC46 và các cty sách trên địa bàn Hà Nội để điều tra và có hướng xử lý. Hiện tại công an đã phát hiện ra một số công ty vi phạm bản quyền và đang chờ thu thập thêm một số tài liệu để xử lý. Tuy nhiên, trước khi mọi việc được đưa ra ánh sáng, để hạn chế tình trạng sách in lậu tràn lan trên thị trường, thậm chí là xâm nhập vào trường học, không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, của Sở Giáo dục Đào tạo mà cần chung tay góp sức của cả cộng đồng.
Trần Bảo Khánh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35