Sẽ đấu giá bản quyền sách giáo khoa?
Đó là những thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đưa ra tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo tờ trình của Chính phủ về thực hiện đổi mới chương trình - SGK phổ thông.
Dự thảo nhấn mạnh chủ trương thực hiện chương trình nhiều SGK. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK, đồng thời nhiều tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK khác. Tuy nhiên, phương án này có thể làm các tổ chức, cá nhân e ngại không biên soạn SGK nữa, vì không muốn “đụng” vào SGK của Bộ. “Việc Bộ làm 1 bộ SGK không ảnh hưởng đến việc có nhiều bộ SGK; các bộ SGK khác nều đáp ứng tiêu chuẩn đều được khuyến khích lưu hành trong trường học”, ông Luận nhấn mạnh. Bởi trước đó, Bộ GD-ĐT cũng có trình Chính phủ 2 phương án, trong đó có phương án Bộ không tham gia viết SGK mà giao các tổ chức cá nhân biên soạn, Bộ thẩm định lựa chọn 1 bộ tốt nhất. Tuy nhiên, ý kiến của Chính phủ thiên về phương án Bộ GD-ĐT chủ động biên soạn 1 bộ SGK, đồng thời tăng cường tuyên truyền để xã hội có thêm lựa chọn đối với các bộ SGK của tổ chức, cá nhân biên soạn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sau khi Bộ GD-ĐT biên soạn bộ SGK sẽ tiến hành bán đấu giá bản quyền để các nhà xuất bản in và kinh phí thu được từ bán bản quyền sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
Thế nhưng theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Bộ GD-ĐT cũng tham gia viết sách, nếu như các trường học không chọn bộ SGK của Bộ mà chọn của các tổ chức, cá nhân khác thì bao nhiêu tiền của Nhà nước đổ vào việc biên soạn bộ SGK này sẽ tính thế nào?”.
Thậm chí, khá thẳng thắn, ý kiến của đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Bộ GD-ĐT không đứng ra biên soạn SGK mà chỉ thẩm định để chọn ra một bộ chuẩn để dạy học, các bộ sách khác là sách tham khảo. “Nhiều bộ thì giáo viên, học sinh phải mua nhiều, tham khảo nhiều, con nhà nghèo lấy đâu ra tiền để mua” - ông Phúc nói.
Một điểm đáng chú ý của dự thảo tờ trình Quốc hội lần này là khoản kinh phí dự kiến 462 tỉ đồng sẽ được chi: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình - SGK (bao gồm cả lực lượng biên soạn SGK của các tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn SGK); Xây dựng, thẩm định chương trình; Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới; Thẩm định SGK; Nghiên cứu mô hình SGK điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện; Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình - SGK mới...
Như vậy, tổng cộng kinh phí là 778,8 tỉ đồng, trong đó 504,4 tỉ đồng là ngân sách trung ương, 274,4 tỉ đồng từ ngân sách địa phương. Nhưng ông Luận cũng cho biết “có thể sẽ còn có phát sinh thêm”. Như vậy, khoản đầu tư này đã giảm từ 34.000 tỉ đồng so với báo cáo trước đây xuống còn gần 800 tỉ đồng. Điều này khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên: “Từ 34.000 tỉ đồng nói trước đây xuống còn 800 tỉ đồng, tôi sợ quá!”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết thêm, sau nhiều lần xem xét thì đến nay đề án đã cơ bản ổn, nhưng phải tính toán thêm. Chương trình bắt đầu từ học, dạy, thi cử, SGK cũng vậy. Vậy làm sao phải bảo đảm tính đồng bộ, ăn khớp, khả thi. Tôi chưa hiểu sẽ làm thế nào?. Vì đây là vấn đề hệ trọng nên phải rất rõ về mọi vấn đề, nhất là quan điểm, mục tiêu của chương trình SGK. Hiện điều kiện các nơi còn khác nhau, trình độ thầy-trò, cơ sở vật chất khác nhau vậy thì thống nhất chương trình thế nào đây? Đồng ý là có vận dụng ở từng địa phương, có nhiều khái niệm mới (chương trình, SGK, tài liệu giáo dục) thì sau này thi cử có bảo đảm thống nhất không?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí cần ban hành nghị quyết đổi mới chương trình - SGK phổ thông, nhất trí với các mục tiêu đổi mới SGK phổ thông thể hiện trong dự thảo tờ trình của Chính phủ, nhất trí cơ cấu giáo dục bao gồm hai giai đoạn giáo dục cơ bản (chín năm) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm), nhất trí định hướng dạy học tích hợp và phân hóa ở bậc học cao hơn. Song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu dự thảo phải xác định rõ hơn trách nhiệm, vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT trong việc thẩm định, cho phép sử dụng SGK cũng như trách nhiệm của chính quyền các cấp, đội ngũ giáo viên để bảo đảm thực hiện đề án.
Hữu Thành
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53