Đừng đi vào vết xe đổ khi đổi mới sách giáo khoa
Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung ĐB Quốc hội, Giám đốc CATP Hà Nội cho rằng: Muốn đổi mới cơ bản, điều quan trọng cần phải tránh tình trạng như thời gian vừa qua là sách tham khảo tràn lan, học thêm dạy thêm cũng vậy. Sách nhiều như thế, nhưng nghịch lý là con em đồng bào miền núi vì không có tiền nên không có sách. Vấn đề đặt ra, chúng ta phải xây dựng một chương trình chuẩn cho tất cả các vùng miền.
Ngày xưa chúng tôi cũng như các đồng chí đi học, cứ lớp sau mượn sách giáo khoa của lớp trước để học. Bây giờ có nhiều chương trình quá, nhiều sách quá, tôi sợ rằng không khéo sẽ đến lúc loạn chữ. Thế nên, phải có một chương trình liên thông, đạt chuẩn giữa các vùng miền. Vì vậy, trước mắt khi tiến hành xây dựng đề án này, cần tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức xây dựng chương trình quốc tế, xem cách làm của họ thế nào; nếu không sẽ có những việc làm phải trả giá rất đắt.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đưa ra ví dụ: “Con tôi sinh năm 1995, năm 2001 bắt đầu học Trường tiểu học Nam Thành Công. Lúc đó bắt đầu đổi mới sách giáo khoa và đổi chữ viết không có chân. Được 3 năm sau lại thôi, thế là sau đó hai vợ chồng tôi phải thuê người đến dạy lại chữ cho cháu, sau này mới viết chữ lại bình thường được.
Vì vậy, chúng ta phải tính toán cẩn thận, nếu không thì sẽ phải trả giá rất đắt, mà có khi làm hỏng cả một thế hệ. Trong khi Việt Nam cứ loay hoay đổi mới cách học, sách giáo khoa thì các nước họ đã có bộ tiêu chuẩn từ lâu, bằng chứng theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, ngay Hà Nội có một số trường quốc tế dành cho con của các cán bộ làm ở các đại sứ quán, và cứ di chuyển đến đâu thì người ta đưa con đến đó học. Được như vậy là bởi những trường này đều đã có chuẩn mực chung’’.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đề xuất: Thứ nhất, chương trình đảm bảo tính liên tục từ tiểu học đến trung học cơ sở, phổ thông trung học, đảm bảo phù hợp từng năm, từng độ tuổi, phù hợp với trí tuệ.
Thứ hai, đảm bảo tri thức, kiến thức cơ bản. Thứ ba, đảm bảo rèn luyện cho các cháu về mặt đạo đức, giữ gìn được đạo đức truyền thống dân tộc. Thứ tư, đảm bảo cho quá trình rèn luyện về mặt sức khỏe. Trong quá trình dạy học hiện nay đang coi trọng truyền thụ tri thức nhiều hơn nên cần điều chỉnh. Trong quá trình phát triển lên các cấp cao dần thì học sinh rất cần có sức khỏe tốt để khi tốt nghiệp thì mới có đủ sức khỏe làm việc.
Thứ năm, các cháu phải hiểu biết về văn hóa dân tộc và sự phát triển của dân tộc như thế nào. Về vấn đề này các đại biểu Quốc hội đã có nhiều dịp bày tỏ những bức xúc trước thực trạng học sinh không muốn học môn Lịch sử, môn Địa lý. Thứ sáu, trong xu thế hội nhập, mỗi học sinh phải vững vàng ít nhất một ngoại ngữ và tiến tới khi học xong đại học phải thạo hai ngoại ngữ để phục vụ cho hội nhập quốc tế và phải có kỹ năng tin học để bổ sung thêm cho kỹ năng sống, kỹ năng làm việc.
Thứ bảy, trong chương trình sách giáo khoa mới cần phải dành sự ưu tiên cho học sinh từ cấp tiểu học có nhiều khoảng thời gian tham gia các buổi ngoại khóa, để học sinh cảm nhận được về cuộc sống, hiểu được những gì đã học trong sách vở. Thông qua các buổi ngoại khóa, học sinh sẽ có so sánh thực tế giữa lý luận với thực tiễn, tự rút ra những bài học bổ ích, từ đó phát huy tốt hơn trí tuệ cá nhân.
Lê Hà- M.Tuấn (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33