“Rào chắn”… “Rào cản”!
Niềm vui trọn vẹn | |
Nguy Lắm! | |
Chả nhẽ… |
- Chuyện ấy thì tức mãi rồi, hơi đâu mà tức nữa. Tức là tức cái tin ít nhất phải biết: Cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào… vậy mà đọc mãi chẳng biết nó xảy ra khi nào cả.
- Bác nói rõ xem cái tin gì mà khiến bác tức vậy?
- Đấy cái tin sáng nay tàu hỏa đâm ô tô khiến 5 người tử vong ấy.
- Thì sáng nay rồi đấy còn gì.
- Chung chung thế ai biết thế nào mà ngẫm.
- Còn ngẫm gì nữa bác. Tai nạn thương tâm như thế, em chỉ mong làm thế nào để giảm hoặc không còn phải đau lòng về trước những sự việc thế này nữa.
-Chính vì cái mong mỏi ấy mà tớ phải ngẫm đây. Chú tính nơi xảy ra tai nạn là một điểm giao cắt, có biển cảnh báo, có cần chắn… vậy vì sao lại xảy ra chuyện tàu hỏa đâm ô tô như thế được.
-Thắc mắc của bác chả ăn nhằm gì đến vụ này cả. Nếu bác cần thông tin thì em nói luôn: Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng thời gian 5h20 – 5h30 sáng 24/10/2016.
-Thế là rõ rồi. Tại một điểm giao cắt có cần chắn, nghĩa là phải có người gác để chắn mỗi khi tàu qua, vậy cớ sao tai nạn vẫn xảy ra?
-Em vẫn chả hiểu cái tức của bác liên quan gì tới việc chắn tàu.
-Này nhé, có cần chắn là phải là phải có người gác 24/24h. Giữa đêm có thể chủ quan đã đành, chứ xảy ra vào 5h30 vì không có gác chắn thì rõ có vấn đề rồi.
-Việc này còn phải tìm hiểu thêm bác ạ. Nhỡ đâu không phải nhân viên gác chắn bỏ “nhiệm sở” mà điểm giao cắt này không có người gác thì sao? Theo em biết, tại các tuyến đường sắt của ta còn hàng trăm điểm giao cắt không có người gác ấy chứ..
-Tớ nói chú nghe nhé, không có người gác thì có cần chắn làm gì? Mà cái số liệu chú nói, tớ thấy cũng bức xúc lắm. Bao nhiêu khảo sát, điều tra, bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc từ các điểm cắt này vậy mà vẫn chưa giải quyết được.
-Nhỡ đâu do thiếu người nên nhân sự ở đây mới được rút đi phục vụ diểm khác quan trọng hơn thì sao bác?
-Chú chỉ giỏi ngụy biện. Theo tớ biết thì chả ngành nào thiếu người cả, còn khối người thừa đấy, sao không điều chuyển.
-Bác tính, để điều được “cái thừa” của bác ra gác tàu đâu phải đơn giản.
-Thế mới thành chuyện. Mà cả do ý thức cái anh tham gia giao thông nữa. Cái biển cảnh báo to tướng ghi rành rành “Chú ý quan sát”, vậy mà cứ “nhắm mắt” vượt.
-Em đủa bác tý thôi, chứ những điều bác băn khoăn em rất đồng tình. Tình trạng này không phải bây giờ mới xảy ra, mà nó đã tồn tại từ lâu, những mối nguy hiểm rình rập ai cũng đã biết… vậy tại sao vẫn xảy ra? Mà tai nạn đường sắt bao giờ cũng để lại hậu quả nặng nề khó lường.
-Từ vụ này nữa, mong rằng chuyện “rào chắn” tại các điểm giao cắt với đường tàu không còn “rào cản” nào để không thực hiện.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29