Ra đề thi mở "ăn theo" trào lưu: Đang có sự ngộ nhận từ giáo viên
Ngán ngẩm đề Văn “Soái ca” và “Vợ người ta” | |
In sao đề thi THPT quốc gia 2016: Thực hiện cách ly 3 vòng độc lập |
Đến nay khó mà liệt kê hết những vấn đề “nóng sốt” trên mạng xã hội của giới trẻ đã được đưa vào đề thi môn Văn và “lan sang” cả đề thi nhiều môn khác. Như thời gian qua, nội dung liên quan đến một bộ phim Hàn có mặt tràn làn ở các đề thi của rất nhiều trường học trong cả nước.
Ngoài phim ảnh thì một ca khúc, một ca sĩ trẻ hay một nhân vật nào đó “hot” trên mạng cho đến các trào lưu, hiện tượng mới nổi của giới trẻ… thầy cô cũng quyết không tha.. Như một cách nắm nhanh thực tiễn, nhiều thầy cô đưa ngay vào đề trong các kỳ thi kiểm tra, đánh giá học trò.
Nhiều đề thi đưa các trào lưu "nóng" do giáo viên lúng túng khi ra đề theo hướng mở? |
Cũng có những đề thi sử dụng các sự kiện, hiện tượng, nhân vật “nóng” một cách tinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều đề “ăn theo” trào lưu mà khi đọc đề nhiều người sẽ phải thốt lên “Có thật không vậy trời” vì nghi ngờ đề giả mạo, chắc ai đó dựng nên cho vui chứ không dám tin là đề chính thức ở các kỳ kiểm tra trong nhà trường.
Phải nói, đề thi đề cập các hiện tượng bắt đầu từ chủ trương đổi mới cách thức ra đề, việc học và thi cần gắn liền với thực tế, đòi hỏi học sinh giải quyết những tình huống thực tiễn nhằm hướng tới phát triển năng lực bản thân. Đề ra theo hướng mở thay cho đề thi đóng khung, áp đặt để các em thể hiện ý kiến, quan điểm đa chiều của mình.
Dường như, nhiều giáo viên đang bị lệch hướng, lúng túng cho rằng đề thi mở, thời sự nghĩa là phải “chớp” ngay các hiện tượng nóng sốt đang làm nghiêng ngả giới trẻ. Đối với các môn khoa học tự nhiên. việc đưa các sự kiện nóng vào đề thường chỉ giúp nội dung đề sinh động hơn mà không ảnh hưởng nhiều đến kết quả vì đáp án mang tính đúng sai. Nhưng với Văn học lại khác.
Giá trị cốt lõi của Văn học là nhân học, giáo dục nhận thức, thẩm mỹ, vun vén cho trẻ tâm hồn con trẻ qua những sản phẩm văn học. Từ đó các em sẽ biết chọn lối sống chân thiện mỹ, biết rung cảm trước cái đẹp, cái tốt, cái hay và biết phê phán cái xấu, cái bất công trong đời sống. Văn học đâu phải là những phép tính, những bài giải cho các vấn đề nổi cộm trong xã hội.
Giáo dục là để đào tạo con người có phông văn hóa bền vững không phải mang tính nhất thời theo trào lưu |
Việc học, đặc biệt là việc ra đề theo sự kiện nổi đang quá thiên về kỹ thuật, chạy theo giải quyết vấn đề, trào lưu trước mắt mà bỏ quên việc tạo nền tảng bền vững, phông văn hóa cho người học.
Không thể phủ nhận trào lưu, hiện tượng cũng là một vấn đề nóng sốt, tác động rất lớn suy nghĩ, nhận thức của con trẻ nhưng nó chỉ mang tính nhất thời. Có chăng, các hiện tượng, trào lưu trên là những dẫn chứng, ví dụ mà học sinh chủ động đưa vào bài để trình bày lập luận, quan điểm, suy nghĩ, tình cảm của mình về một chủ đề nào đề thi đưa ra.
Thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên dạy Văn ở Nam Định chia sẻ hình như đang có sự nhầm lẫn giữa trào lưu, hiện tượng đang nổi với thực tiễn. Đổi mới đề thi theo hướng mở là muốn hướng tới tính thực tiễn, cách nhìn đa chiều của học sinh trước các vấn đề cuộc sống. Còn thời sự mang tính trào lưu, hiện tượng thì hôm nay còn nóng hổi ngày mai đã cũ rồi.
Theo thầy Quỳnh, tính thời sự không phải là ưu tiên số một của đề thi. Nhất là việc đề thi chạy theo những vấn đề, sự kiện mang tính hiện tượng của giới trẻ, các xu hướng trên mạng xã hội có thể làm học sinh bị sai định hướng. Bám sát đời sống có biết bao nhiêu vấn đề đáng quan tâm như ngày trái đất, ngày sách…
Từ việc đề thi chạy theo trào lưu, một nhà giáo ở Vĩnh Long bộc bạch quan điểm, phải chăng việc dạy và học đang sa vào việc đào tạo con người mang tính nhất thời để đáp ứng, giải quyết yêu cầu trước mắt. Trong khi, giáo dục là sự nghiệp muôn đời, cần mang tính bền vững, có giá trị lâu dài.
Trước đây, đề Văn thường bị phê phán là quá hàn lâm, biến học sinh thành những nhà phê bình bất đắc dĩ thì việc đề Văn chạy theo các hiện tượng nhất thời “đeo mác” đề mở lại đang cổ súy cho học trò chém gió, sống hời hợt?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12