Quy trình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai
Theo đó, quy trình này gồm 4 bước sau: Bước thứ nhất, đơn vị dự kiến chuyển người bệnh hội chẩn trực tuyến trước (hoặc liên hệ trước qua điện thoại với Khoa Cấp cứu về tình trạng người bệnh theo SĐT: 0869 587 707), Khoa Cấp cứu căn cứ thực tế người bệnh sẽ đồng ý tiếp nhận người bệnh.
![]() |
Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nặng. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) |
Bước thứ hai, nhân viên Khoa Cấp cứu chuẩn bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng đón người bệnh từ vùng đệm tại Cổng số 1 đường Giải Phóng. Nhân viên mặc quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển được khử khuẩn. Trường hợp cần thiết, cho 1 người nhà người bệnh được ở trong Bệnh viện để phối hợp giải quyết các việc liên quan.
Bước thứ 3, Khoa Cấp cứu phân luồng riêng đưa người bệnh vào buồng cách ly để tiếp tục điều trị. Người bệnh và người nhà người bệnh cần được sàng lọc dịch tễ và chỉ định làm xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay lúc vào Khoa.
Bước thứ 4: Trường hợp người bệnh cần chuyển vào các khoa khác, Khoa Cấp cứu cần liên hệ trước và phân luồng riêng để vận chuyển người bệnh.
Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia nhận định, Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, lớn nhất cả nước, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên, cần được cứu chữa, nếu không nguy cơ tử vong rất lớn.
Nếu Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả dài ngày thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên sẽ mất cơ hội được cứu sống. Theo ước tính mỗi ngày vẫn còn hàng chục bệnh nhân nặng (cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, ECMO…) cần chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, nếu không tiếp nhận, cấp cứu, điều trị thì có khoảng 80% bệnh nhân trong số này sẽ tử vong…
Vậy nên, ngoài việc cách ly bảo đảm không để dịch lây lan, Bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ không kém phần quan trọng là tiếp nhận các bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên để cứu chữa.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đối với một số bệnh nhân không nguy kịch đến tính mạng có thể chuyển sang một số cơ sở y tế tuyến Trung ương và các bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Saint Paul và một số bệnh viện quân đội... Những ca bệnh nặng, nguy kịch sẽ được Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận theo quy trình cụ thể, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và thầy thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Brazil sa thải HLV Dorival Junior sau thất bại trước Argentina

Nắng xuân gọi những yêu thương

Preston North End vs Aston Villa, tứ kết FA Cup: Khác biệt ở đẳng cấp

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép

Brighton vs Nottingham Forest, 00h15 ngày 30/3: Cuộc chiến cân tài tại Amex
Tin khác

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38