Quan trọng chứng cứ phải rõ ràng
Cách kiểm tra giấy phép lái xe thật hay giả | |
Bỏ nhiều thông tin cá nhân khi xin cấp đăng ký, bằng lái xe |
Chủ trương đúng nhưng…
Theo thông tin từ Cục CSGT, “trừ điểm” vào bằng lái tài xế vi phạm có yếu tố tiên quyết là cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe được cập nhật trên hệ thống điện tử. Do vậy, việc áp dụng công nghệ vào xử lý vi phạm như trên sẽ đảm bảo cho công tác thực thi luật giao thông được công bằng, minh bạch. Đặc biệt, khi bị trừ 50% điểm trên giấy phép, chủ sở hữu phương tiện sẽ cận kề nguy cơ bị tước bằng nếu tái diễn vi phạm.
Từ cơ sở này, người vi phạm sẽ nâng cao hơn ý thức chấp hành tham gia giao thông, luôn cảnh giác với việc sẽ bị tước quyền điều khiển phương tiện. Cục CSGT cho biết, cũng sẽ kiến nghị sửa Luật Giao thông theo hướng phù hợp với tình hình thực tế và học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến, sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo chứng cứ phải quan trọng hơn thủ tục.
Việc “trừ điểm” vào bằng lái của tài xế vi phạm giao thông thay vì tước giấy phép có thời hạn và xử lý vi phạm hành chính rồi trả lại được kỳ vọng sẽ tăng tính răn đe, giúp nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Ảnh: Luyện Đinh |
Khách quan nhìn nhận, hình thức xử lý vi phạm giao thông như trên đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thông thường các lỗi bị trừ điểm nặng nhất là vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, đèn tín hiệu giao thông, không nhường đường cho người đi bộ. Khi bị trừ hết điểm, tài xế buộc phải thi lại bằng lái. Anh Đinh Hữu Hải – một tài xế trú tại phố Định Công Hạ (quận Hoàng Mai) cho biết, cá nhân anh hoàn toàn ủng hộ phương pháp này, vì mục đích cuối cùng đều nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, nếu đề xuất được triển khai trong thực tế thì cần có những quy định rõ ràng để các chủ phương tiện hiểu rõ được vấn đề, tránh trường hợp khi bị phạt xảy ra tranh cãi.
Bàn về vấn đề liên quan, theo nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, đề xuất “trừ điểm” vào bằng lái nếu xét thấu đáo thì chỉ có thể giải quyết “phần ngọn”. Nói cách khác, để tăng ý thức của chủ phương tiện thì phải làm tốt từ “phần gốc” đó là khâu đào tạo, sát hạch lái xe. Hơn nữa, theo luật giao thông thì lỗi khác nhau sẽ có mức phạt khác nhau, điều này đồng nghĩa với thang điểm trừ vào bằng lái cũng phải khác nhau.
“Với một vài lỗi dư luận vẫn xôn xao gần đây như vượt đèn vàng, đèn đỏ hay đè vạch… hiện vẫn chưa thống nhất hướng xử lý, nếu áp dụng “trừ điểm” trên bằng lái thì những lỗi trên sẽ được chấm ra sao? Bởi sự công bằng trong cách nhìn nhận và chấm lỗi vi phạm là hết sức quan trọng, đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn của người xử lý” - nhà văn Nguyễn Văn Học nhấn mạnh. Theo ý kiến của nhà văn Nguyễn Văn Học, dù đây cũng mới chỉ là đề xuất, nhưng nó liên quan đến điều kiện hoạt động của người dân do đó phải là Thủ tướng Chính phủ cho phép chứ không thể dựa vào Thông tư của Bộ. Việc đề xuất này cũng phải lấy ý kiến nhân dân.
Còn nhiều vướng mắc
Theo tìm hiểu, ý tưởng “trừ điểm” vào bằng lái tài xế vi phạm hoàn toàn không mới. Trước đây, để quản lý chặt các tài xế thông qua giấy phép lái xe thì Bộ Giao thông, Bộ Công an đã đưa ra nhiều giải pháp như: Bấm lỗ bằng lái, phiếu kiểm soát lái xe… tuy nhiên các giải pháp này đã dừng triển khai vì̀ có nhiều vướng mắc.
Cảnh sát giao thông kiểm tra người vi phạm giao thông. Ảnh: Luyện Đinh |
Theo ông Phan Tiến Duy – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn luật DLS Việt Nam, quanh vấn đề này cần cân nhắc và thận trọng bởi sẽ tác động rất lớn, không chỉ với riêng tài xế mà còn với các doanh nghiệp vận tải. Ông Duy cho rằng, nếu thực hiện thì chỉ nên áp dụng đối với các lỗi nặng, còn vi phạm nhẹ thì vẫn xử phạt theo quy định hiện hành nhưng tăng cường thêm các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như cảnh báo tài xế.
Được biết, hiện nay tình trạng bỏ luôn bằng lái xe đang diễn ra tương đối phổ biến. Nhiều người vi phạm sẵn sàng bỏ bằng lái đang bị lực lượng chức năng đang tạm giữ để đi đăng ký thi mới. Dễ thấy nhất là thời điểm 2016, một thống kê cho thấy, gần 37.000 trường hợp bị tước giấy phép lái xe nhưng người vi phạm không đến nhận lại. Đa phần những trường hợp này “lách” bằng cách đến các Sở Giao thông vận tải báo mất và làm lại bằng lái mới.
Trước đề xuất “trừ điểm” vào bằng lái tài xế vi phạm, từ năm 2003, cơ quan chức năng áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lái xe bằng bấm lỗ. Nếu bị đánh dấu 3 lần thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp giấy phép mới. Sau đó, Bộ Công an nhận thấy việc bấm lỗ như trên không thể hiện thời điểm vi phạm, bằng lái thiếu thẩm mỹ, chưa kể những tiêu cực nảy sinh khi lái xe bị bấm lỗ… bởi vậy, đến năm 2007, khi Nghị định 146 được ban hành đã bãi bỏ quy định bấm lỗ bằng lái. |
Dẫn như vậy để thấy rằng, cách thức xử lý phạt cho tồn tại như hiện nay đã không đủ sức răn đe, khiến người vi phạm không tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, hình thức “trừ điểm” vào bằng lái tài xế vi phạm sẽ trực tiếp chỉ mặt, điểm tên được những người hay vi phạm luật giao thông, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ của các đối tượng này.
Quanh câu chuyện này, nhiều chuyên gia luật cho rằng, việc áp dụng “trừ điểm” cần có yếu tố tiên quyết là một cơ chế minh bạch, đa chiều với các chứng cứ rõ ràng. “Nếu cơ chế minh bạch, công nghệ đảm bảo, hệ thống quản lý giấy phép, bằng lái liên quan được đồng bộ… có thể tránh những khiếu nại về sau. Hơn nữa, nếu thực hiện cũng cần có lộ trình sẽ áp dụng và thí điểm để xem xét tính hiệu quả” - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn luật DLS Việt Nam nhấn mạnh.
Rõ ràng việc “trừ điểm” vào bằng lái tài xế vi phạm là một chủ trương đúng đắn và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giao thông như Việt Nam hiện tại, để áp dụng cần phải đồng bộ hệ thống quản lý tích hợp dữ liệu, quy trình xử lý công khai, minh bạch. Đặc biệt, trước khi đưa vào triển khai thực tế cần có lộ trình cụ thể, chỉ ra những hiệu quả để người dân hiểu và đồng tình.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Tin khác
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Giao thông 24/12/2024 21:09
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35