Quản lý nhà chung cư: Bao giờ mới hết bất cập?

(LĐTĐ) Đánh giá về quản lý chung cư tại Hà Nội, đặc biệt là các khu chung cư thuộc diện tái định cư, nhiều chuyên gia cho rằng về mặt cơ chế và công tác quản lý vẫn chưa thật sự bài bản, khoa học. Mặc dù TP Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này, nhưng thực tế hiệu quả vẫn chưa cao. Trong khi đó, tranh chấp ngày càng khó khăn hơn và gây nhiều phiền toái hơn cho cả cơ quan quản lý, ban quản trị, cư dân và chủ đầu tư.
quan ly nha chung cu bao gio moi het bat cap Kỳ 1: Thành lập Ban quản trị dễ thành khó!
quan ly nha chung cu bao gio moi het bat cap Nêu cao chấp hành pháp luật trong quản lý nhà chung cư

Sáu vấn đề lớn

Về thực trạng quản lý nhà chung cư, đối với chung cư thương mại, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 697 (cụm, tòa) nhà chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng. Trong đó, trước khi có Luật Nhà ở là 137 nhà chung cư, từ khi có Luật Nhà ở là 560 nhà chung cư. Việc phân loại này là cơ sở để lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật trong đánh giá, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra giải pháp giải quyết vướng mắc, tồn tại phù hợp.

Hiện tại đã có 454/697 nhà chung cư thành lập Ban quản trị. Bên cạnh đó, đối với nhà chung cư tái định cư, tổng số nhà chung cư tái định cư là 168 tòa, trong đó, nhà chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở 2005 có 79 tòa nhà; sau Luật Nhà ở 2005 có 89 tòa nhà. Đã có 73/168 tòa nhà chung cư thành lập được Ban quản trị, đạt tỷ lệ 43,6%.

quan ly nha chung cu bao gio moi het bat cap
Nhà chung cư đang tăng cả về số lượng và sự mâu thuẫn.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay có 6 tồn tại chính trong quản lý nhà chung cư hiện nay là: Việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư là thủ tục đầu tiên để triển khai các thủ tục quản lý vận hành nhà theo nguyên tắc công khai, dân chủ, nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm và kết quả còn hạn chế. Việc bàn giao hồ sơ nhà chung cư còn chậm, chưa đầy đủ gây khó khăn trong công tác quản lý.

Một số chủ đầu tư chậm bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% dẫn đến Ban quản trị nhà chung cư không đủ điều kiện hoạt động, nhiều trường hợp tranh chấp giữa chủ đầu tư và Ban quản trị. Nhiều nhà chung cư còn tồn tại những bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập này là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận hành nhà chung cư còn thiếu sự đồng bộ; một số quy định còn thiếu, chưa cụ thể.

Trên thực tế, thành phố Hà Nội đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chung cư đã được ban hành. Theo thống kê, trong năm 2017, thành phố đã có 5 văn bản chỉ đạo, năm 2018 tiếp tục ra 6 văn bản chỉ đạo nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa cao, vẫn còn nguyên 6 tồn tại và ngày một tiềm ẩn thêm những vấn đề phức tạp

Quy đầu mối trách nhiệm

“Đối với các nhà chung cư thương mại tồn tại từ trước năm 2006, trong trường hợp không có Quỹ bảo trì 2% thì có thể áp dụng theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng (về quản lý nhà chung cư - PV). Song nếu cũng áp dụng Thông tư 02 với nhà tái định cư thì không phù hợp” – ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Về công tác chấp hành quy định trong quản lý nhà chung cư, theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam, chúng ta cần phải có một đơn vị chịu trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý nhà chung cư, đặc biệt là trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội. Đại diện Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố cũng nêu rõ, hiện tại không chỉ có 6 tồn tại mà đã có thêm 2 vướng mắc mới nẩy sinh trong quá trình quản lý nhà chung cư và cũng chưa có hướng giải quyết. Thứ nhất, việc bàn giao quỹ bảo trì, trường hợp không bàn giao thì sẽ phải tiến hành cưỡng chế. Việc này đã được quy định rõ trong Thông tư 02 của Bộ Xây dựng, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy, tại nhiều chung cư mặc dù đã có Ban quản trị nhưng vẫn tiếp tục phát sinh vấn đề. Cụ thể, nhiều tòa nhà do Ban quản trị không đủ chuyên môn, năng lực nên đã gặp khó trong việc quản lý, hoặc thuê lại đơn vị quản lý tòa nhà. Hướng giải quyết cho trường hợp này như thế nào, người dân phải làm sao… Cuối cùng, đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương, khi nảy sinh mâu thuẫn thì địa phương sẽ phải làm “trọng tài” như thế nào? Phân xử ra sao, cấp độ nào giải quyết… thì vẫn chưa có đầu có cuối.

“Vấn đề ở đây là phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, của địa phương trong công tác tham mưu với thành phố. Theo đó, trường hợp nào vượt quá thẩm quyền thì có thể kiến nghị thành phố, thậm chí kiến nghị thẳng lên Thường trực UBNDTP Chúng ta không thể mãi tuyên truyền, phổ biến khi mà vấn đề đã bộc lộ hết rồi” – ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.

Được biết, mới đây nhằm tháo gỡ một phần khó khăn trong quản lý nhà chung cư, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển, quản lý không gian công cộng tại các dự án nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội”. Sau khi đánh giá được hiện trạng sẽ nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển không gian công cộng. Trong đó có định hướng phát triển, quản lý đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư; đưa ra giải pháp thúc đẩy trách nhiệm của nhà đầu tư đối với việc xây dựng, quản lý không gian công cộng, tăng cường công tác quản lý và giám sát đối với không gian này.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.

Tin khác

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, theo đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đầu tư khoảng 172.735 căn nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2.
Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

(LĐTĐ) Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tồn tại hàng chục chợ cóc, chợ tạm nhiều năm nay, hoặc do lịch sử để lại. Điều đáng nói, những chợ này chủ yếu nằm ở những vị trí giao thông có lưu lượng lớn người và phương tiện giao thông qua lại. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, mà còn làm mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường...
Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quận Hoàn Kiếm

Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 1146/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm.
Nghiên cứu mở rộng vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu

Nghiên cứu mở rộng vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu

(LĐTĐ) Quận Ba Đình đang xin nghiên cứu "mở rộng" không gian vườn hoa Vạn Xuân và Tháp nước Hàng Đậu nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của người dân trong khu vực.
Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ: Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ: Tập trung tháo gỡ vướng mắc

(LĐTĐ) Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) được triển khai đã hơn 13 năm, song đến thời điểm này, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”, khiến hàng trăm hộ dân tại đây rơi vào cảnh sống khó khăn do “mắc kẹt”. Để tháo gỡ những vướng mắc này, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo Kết luận số 24/VP-UBND về việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1).
Xem thêm
Phiên bản di động