Gỡ vướng trong quản lý nhà chung cư

Kỳ 1: Thành lập Ban quản trị dễ thành khó!

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 2.000 chung cư cao tầng các loại, trong đó có 688 (cụm, tòa) nhà chung cư thương mại với hơn 152 nghìn căn hộ, phần lớn tập trung tại các khu vực nội thành. Đây là nơi phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp nhất. Và để giải quyết tận gốc bất cập này, thời gian qua HĐND thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều đợt giám sát để có những kiến nghị nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu.
ky 1 thanh lap ban quan tri de thanh kho Nêu cao chấp hành pháp luật trong quản lý nhà chung cư
ky 1 thanh lap ban quan tri de thanh kho ​Chủ đầu tư hết cửa “chây ì” quỹ bảo trì chung cư

Trong khi các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có nhiều nội dung cần sửa đổi thì những mâu thuẫn phát sinh trong các mối quan hệ ở chung cư gần đây cho thấy công tác quản lý, vận hành, sử dụng chung cư rõ ràng đang còn nhiều bất cập. Trong số đó, có thể thấy rõ nhất là những tồn tại, vướng mắc trong việc thực thi các văn bản pháp luật để thành lập, vận hành Ban quản trị (BQT) ở các tòa nhà chung cư.

Mặc dù Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành hơn 2 năm nay có quy định rất cụ thể những điều kiện và yêu cầu bắt buộc phải thành lập BQT ở các tòa nhà chung cư. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có không ít chủ đầu tư “phớt lờ” những quy định này, cố tình trì hoãn việc thành lập BQT vì nhiều lý do. Kết quả rà sát mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, trong số 688 cụm, tòa chung cư thương mại trên địa bàn thành phố đã được đưa vào sử dụng thì có tới 270 tòa chưa thành lập BQT, trong đó 82 tòa đã tổ chức hội nghị chung cư lần đầu nhưng không thành, số còn lại do nhiều nguyên nhân nên vẫn chưa thể tổ chức họp dân cư để thành lập BQT.

ky 1 thanh lap ban quan tri de thanh kho
Ban Đô thị HĐND Thành phố giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong quản lý vận hành chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Đối với 150 tòa tái định cư đủ điều kiện tổ chức hội nghị thành lập BQT, cũng mới một nửa trong đó có BQT. Số còn lại có 44 tòa đã tổ chức hội nghị lần hai nhưng không thành. Lãnh đạo Công ty TNHHMTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cũng biết, đơn vị đang quản lý vận hành 136 tòa tái định cư, nhưng trong số 127 tòa phải thành lập BQT thì vẫn còn 44 tòa đã hai lần tổ chức hội nghị mà không thành.

Khảo sát thực tế tại một số quận, huyện cho thấy, tỷ lệ chung cư đã thành lập BQT đều khá thấp. Tại quận Nam Từ Liêm mới có 49/132 tòa chung cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng có BQT. Tương tự, tại Bắc Từ Liêm với 104 tòa mới có 38 chung cư đã thành lập được BQT, 6 tòa đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập BQT nhưng chưa thành công. Tại Thanh Xuân, trong 67 tòa chung cư thương mại và 22 tòa nhà TĐC đã bàn giao đưa vào sử dụng, mới có 67 tòa thành lập được BQT, 11 tòa tổ chức hội nghị lần đầu nhưng không thành...

Trong đợt giám sát tình hình chấp hành pháp luật về quản lý nhà chung cư trên địa bàn thành phố mới đây của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến việc chậm thành lập BQT. Theo đó, chủ yếu do các tòa nhà chưa đủ hộ dân ở, do số hộ tham dự hội nghị chung cư không đủ tỷ lệ quy định, hoặc chủ đầu tư chậm tổ chức hội nghị… Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa UBND phường với các đơn vị cũng như việc chỉ đạo của UBND quận chưa thực sự quyết liệt và mang lại hiệu quả. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác liên quan đến các nội dung tranh chấp Quỹ bảo trì 2%, diện tích sử dụng chung – riêng giữa cư dân với chủ đầu tư, nhiều nơi cư dân không có nhu cầu thành lập BQT do không thấy được lợi ích từ việc làm này…

ky 1 thanh lap ban quan tri de thanh kho
Ban Đô thị HĐND Thành phố giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong quản lý vận hành chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) cho biết: Trên địa bàn phường có 23 tòa tái định cư tại khu 7,2ha, đa số sử dụng trước khi có Luật Nhà ở, nên hầu như không có quỹ bảo trì 2%. Chủ yếu là mô hình tự quản của tổ dân phố, người dân không thấy được lợi ích của BQT, hoặc không có chi phí trả lương cho nhân sự BQT, nên rất khó thành lập. “Năm 2017, phường mới lập được 1 cụm BQT cho 3 tòa với 10 thành viên, nay hơn nửa đã xin rút do không biết phải làm gì. Quỹ bảo trì cho 3 tòa chỉ có 70 triệu đồng, hội nghị chung cư lần đầu cũng chỉ có 20% cư dân tham dự” – ông Nguyễn Anh Dũng cho hay.

Theo ông Lê Thanh Bình, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm thì tại đây, đa số cư dân không có nhu cầu thành lập BQT. Trong khi theo Thông tư 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, để thành lập BQT, điều kiện đầu tiên là hội nghị chung cư có tối thiểu 50% hộ dân dự. Do đó, dù cả quận và phường đều tích cực vận động nhưng vô cùng khó, vì đa số cư dân trẻ không quan tâm, chủ yếu người về hưu dự hội nghị. Trong khi đó, địa điểm tổ chức hội nghị cũng gặp khó khăn, nhiều tòa có tới 600 hộ, nên để đủ chỗ cho 50% đại diện hộ dân, nhà sinh hoạt cộng đồng không thể đáp ứng.

Kết quả rà sát mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, trong số 688 cụm, tòa chung cư thương mại trên địa bàn thành phố đã được đưa vào sử dụng thì có tới 270 tòa chưa thành lập BQT, trong đó 82 tòa đã tổ chức hội nghị chung cư lần đầu nhưng không thành, số còn lại do nhiều nguyên nhân nên vẫn chưa thể tổ chức họp dân cư để thành lập BQT. Đối với 150 tòa tái định cư đủ điều kiện tổ chức hội nghị thành lập BQT, cũng mới một nửa trong đó có BQT. Số còn lại có 44 tòa đã tổ chức hội nghị lần hai nhưng không thành.

Còn theo ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Bắc Từ Liêm cho biết, trên địa bàn quận có nhiều tòa nhà chung cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng trước 1/1/2006, trong hợp đồng mua bán chưa quy định rõ phí bảo trì 2% và chưa phân định phần sở hữu chung - riêng giữa người dân và chủ đầu tư, nên người dân không muốn thành lập BQT vì ngại đóng phí dịch vụ sẽ tăng thêm.

Tuy vậy, đại diện của các cơ quan đều khẳng định vai trò của BQT là rất quan trọng và trên thực tế đa số cư dân vẫn mong muốn thành lập BQT, những mâu thuẫn xảy ra ở các tòa nhà chung cư trên địa bàn cũng chủ yếu xoay quanh nội dung này. Thực tế cũng có nhiều chủ đầu tư cố tình trì hoãn việc thành lập BQT để giữ lại quỹ bảo trì 2%, phục vụ cho hoạt động đầu tư của công ty.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, trong nhiều nguyên nhân chậm thành lập BQT, có nguyên nhân chủ quan là quận, phường thiếu quyết liệt đôn đốc, kiểm tra chủ đầu tư thực hiện quy định tổ chức hội nghị chung cư. Chính sự thiếu hợp tác các bên dẫn đến khó thành lập BQT, kể cả nhiều BQT ra đời cũng không vận hành tốt. Vai trò của BQT mờ nhạt do thiếu được hướng dẫn hoạt động, về tính pháp lý; đa số thành viên không có nghiệp vụ quản lý, vận hành nên chưa sâu sát chỉ đạo đơn vị thực hiện.

BQT lại thành lập dựa trên kết quả hội nghị chung cư nên chất lượng hoạt động chưa được kiểm chứng; quyền, nhiệm vụ của Trưởng, Phó ban, các thành viên và chế tài xử lý sai phạm chưa rõ ràng… Trên cơ sở khảo sát thực tế, tổng hợp báo cáo của các đơn vị, lắng nghe ý kiến của các bên, tới đây, Ban Đô thị HĐND Thành phố sẽ đề xuất HĐND Thành phố Hà Nội, các cấp bộ ngành có liên quan sớm có các giải pháp cụ thể để giải quyết triệt để vấn đề cấp thiết này.

Nguyễn Công

Kỳ 2: Tìm mô hình chuẩn trong quản lý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động