Phụ huynh không nên quá lo lắng
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh | |
Hỗ trợ kinh phí xét nghiệm sán lợn cho học sinh mầm non ở Thuận Thành |
Quá tải bệnh viện vì xét nghiệm sán lợn
Trước thông tin nhiều trẻ của Trường mầm non xã Thanh Khương, (Thuận Thành) có ăn thịt lợn bẩn và cho kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh sán lợn, hàng nghìn phụ huynh ở các xã khác trong huyện cũng cho con đi xét nghiệm vì lo lắng con mắc phải căn bệnh này. Điều này, gây ra tình trạng quá tải lớn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Cụ thể, sau 4 ngày (15-18/3), có gần 2000 phụ huynh đưa con ra Hà Nội khám bệnh, xét nghiệm sán lợn. Theo ghi nhận của phóng viên, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tình trạng bệnh nhân “chật cứng” Khoa khám bệnh và hội trường. Bệnh viện đã phải tận dụng cả hội trường lớn và huy động nhiều bác sĩ từ các khoa phòng khác đề thực hiện làm xét nghiệm cho các cháu.
Lấy mẫu xét nghiệm máu cho trẻ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Ngay trong ngày 17/3, đã có hơn 200 trẻ được xét nghiệm sán và một số ký sinh trùng khác. Được biết, trung bình mỗi mẫu xét nghiệm mất khoảng 2-3 giờ mới có kết quả.Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ có dương tính với ấu trùng sán lợn trong lần xét nghiệm đầu tiên các kỹ thuật viên sẽ chạy thêm 3 lần xét nghiệm nữa để khẳng định kết quả chính xác.
Tương tự, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương những ngày qua cũng luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhi được các bậc phụ huynh đưa đến làm xét nghiệm sán lợn. Trong cả những ngày thứ Bảy, Chủ nhật, Bệnh viện vẫn huy động các y bác sĩ tại các phòng khám, các máy xét nghiệm làm việc song song liên tục. Thậm chí, Viện còn phải căng thêm bạt ngoài sân, tăng cường ghế ngồi, để phục vụ người dân chờ đợi tới lượt khám.
Đơn cử, trong sáng 16/3, theo ghi nhận của phóng viên tại Khu khám bệnh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, số đăng ký khám trong buổi sáng lên tới gần 800 bệnh nhân. Cảnh vạ vật xếp hàng khiến người lớn sốt ruột, còn các cháu nhỏ mệt mỏi vì chờ đợi, nhiều cháu không thể chờ nhịn đói xét nghiệm, nên buộc phải ăn bánh tạm và uống sữa.
Cho con và 3 trẻ khác lên khám từ 8 giờ sáng, chị Nguyễn Thị Lâm (Thuận Thành) vẫn lo lắng: "Con tôi đến lấy số thứ tự đã là 778, không biết có kịp khám trong ngày hôm nay không". Cũng theo chị Lâm, thấy nhiều gia đình đưa con đi khám bị dương tính với sán, nên gia đình chị cũng lo lắng. Tranh thủ ngày nghỉ làm cuối tuần, phải đưa cháu đi khám ngay cho yên tâm.Không chỉ gia đình chị, mà người dân trong xã và các xã lân cận đều đưa con đi khám từ mấy hôm trước.
Một phụ huynh khác ở xã Mão Điền (Thuận Thành) cũng cho biết: "Tôi có 2 cháu đều học trường mầm non, ăn trưa ở trường, khi nghe tin đơn vị cung cấp thịt cho Trường mầm non Thanh Khương cũng cung cấp cho nhiều trường khác trong huyện, nên vội vàng đưa con đi khám ngay, không thể để chậm trễ"…
Điều trị đơn giản, nếu theo đúng phác đồ
Hiện nay, ngành Y tế vẫn đang tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện và điều trị cho các trường hợp người dân được ghi nhận nhiễm bệnh, giảm thiểu lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt, tập trung vào các biện pháp tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát về VSATTP, vệ sinh môi trường để phòng tránh các trường hợp nhiễm bệnh. |
Đến thời điểm này, theo số liệu cập nhật mới nhất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương số trẻ nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh là 209 trẻ.
Trong buổi họp báo cung cấp thông tin về vấn đề này ngày 15/3, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: Kết quả nhiều trẻ ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn trong những ngày vừa qua không phải là một vụ dịch, không phải ngộ độc thực phẩm, không phải là bệnh cấp tính mà là bệnh mãn tính có thể mắc trong nhiều năm. “Việc trẻ nhiễm sán lợn không phải là bệnh cấp tính như sởi hay sốt xuất huyết, chính vì thế các bậc cha mẹ không nên quá hoang mang lo lắng.
Trong khi, việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế. Với việc các thiết bị xét nghiệm kiểm tra huyết thanh hiện đại đã có thể cho ra kết quả nhiễm sán chính xác chỉ sau vài giờ. Phác đồ điều trị hiện nay có thể tiêu diệt sán trưởng thành trong một ngày, tiêu diệt hết trứng sán trong 2 tuần, hoàn toàn chữa khỏi, không để lại hậu quả nghiêm trọng”,GS.TS Nguyễn Văn Kính phân tích.
Còn theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn- hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo có ở nhiều nơi trên thế giới. Bệnh nhân bị mắc bệnh có liên quan đến tập quán ăn uống, nhất là ăn thịt lợn chưa nấu chín.Theo số liệu thống kê của các cơ sở y tế, đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành trên cả nước ghi nhận trường hợp mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Cụ thể, bệnh ấu trùng sán lợn dễ mắc phải khi người bệnh ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán. Khi trứng vào trong dạ dày sẽ nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể.
Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, tương tự như khi ăn phải đốt sán mới. Vì vậy, số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán, mà có những biểu hiện khác nhau.
Bên cạnh đó, còn một thể bệnh khác là bệnh sán trưởng thành ở ruột, khi người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa được nấu chín có chứa các nang sán (lợn gạo). Sau khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành tiếp tục phát triển bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, chiều dài của sán trưởng thành có thể đạt từ 2-12 m và ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt như đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng. Đặc biệt, có một số trường hợp ghi nhận phát hiện thấy có trứng sán trong phân.Vì thế, nếu cha mẹ nghi ngờ con nhiễm sán có thể sắp xếp thời gian để đi kiểm tra và điều trị.
Hiện nay, bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc: Praziquantel và Albendazole. Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Đồng thời, việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn cần phải được thực hiện tại các cơ sở y tế, với đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi sát sao.
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Đồng thời, không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, vì các thực phẩm này dễ gây nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành; cũng như không nên ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh, dễ tăng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Bên cạnh đó, nên thực hiện việc quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành; sử dụng hố xí hợp vệ sinh và không nuôi lợn thả rông. Trường hợp người bị mắc sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị kịp thời.Thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển buôn bán các sản phẩm thịt lợn theo đúng quy định.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38