Phòng vẫn hiệu quả hơn chống
Bảy lý do khiến bạn nhất định phải ăn chuối mỗi ngày | |
12 cách “giải tỏa” cơn giận | |
Trầm cảm sau sinh, bà mẹ trẻ sụt 33 kg |
Theo báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần (2014), trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi), trong đó quá nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước tuổi 14 nhưng thường bị bỏ sót. Còn theo Viện hàn lâm Tâm thần Nhi khoa Mỹ, khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm, nghĩa là khoảng 6-10% trẻ em nói chung mắc chứng bệnh này.
Nói về nguyên nhân của việc trẻ bị trầm cảm, bác sĩ Lê Đào Nghĩa - Phó Khoa Tâm thần Trẻ em (Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương Hà Nội) chữa trị, bác sĩ Nghĩa đã kể về một trong số trường hợp trẻ bị sang chấn tâm lý rất nặng, nhưng vì không được bố mẹ quan tâm khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn, tiến triển thành trầm cảm. Cạnh đó, vấn đề bạo lực học đường ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học thường bị phụ huynh chủ quan bỏ qua cũng dẫn đến bệnh trầm cảm. Không những thế, trong thực tế những đứa trẻ nhút nhát nếu không có các biện pháp để trẻ hòa đồng, tình trạng này kéo dài cũng dễ nảy sinh trầm cảm.
Bệnh trầm cảm sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái chán chường. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nghĩa, rất may là trầm cảm có thể được chẩn đoán và điều trị ở trẻ rất nhỏ. Song việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu: Trẻ nhỏ và tuổi mẫu giáo thường chưa có khả năng thể hiện tốt cảm xúc bằng ngôn ngữ. Vì vậy, các triệu chứng trầm cảm phải được suy ra từ hành vi nhìn thấy được, thông tin thu được từ các cuộc trao đổi với phụ huynh, quan sát tương tác của trẻ với những người khác. Chỉ các bác sĩ tâm thần nhi khoa và các chuyên gia tâm lý nhi khoa mới đủ khả năng đánh giá đúng mức tình trạng bệnh. Với trường hợp tuổi vị thành niên, phụ huynh cần tiến hành kiểm tra sức khỏe để loại bỏ các nguyên nhân thực thể dẫn tới hành vi nghi là trầm cảm của các em. Trong đó rối loạn thị lực, thính lực không được phát hiện có thể khiến trẻ có vẻ trầm cảm hay thậm chí khiến trẻ trầm cảm. Với trẻ lớn hơn, cần sàng lọc việc lạm dụng rượu và ma túy, vì những tình trạng này có thể cho các biểu hiện tương tự hoặc làm khởi phát các đợt trầm cảm.
Về hướng điều trị, bác sĩ Nghĩa cho rằng, với trẻ trầm cảm mức độ vừa và nặng, tốt nhất là kết hợp liệu pháp tâm lý (ví dụ trị liệu nhận thức - hành vi) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như Prozac hay Zoloft; với các bệnh nhân nhẹ thì nên bắt đầu bằng liệu pháp tâm lý, chỉ dùng thuốc bổ sung nếu liệu pháp này không đủ hiệu quả. Trong liệu pháp nhận thức - hành vi, trẻ vị thành niên được giải thích rằng cách suy nghĩ của mỗi người có thể ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của người đó, rằng suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn tới các triệu chứng trầm cảm, lo âu.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18