Phát huy vai trò nêu gương trong công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn
Từ thực tế triển khai phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới” ở nhiều địa phương đã chứng minh, để công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn đi vào thực chất, chiều sâu phải phát huy được tính tiên phong, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Gắn mình với cơ sở, gần dân, bên cạnh dân, không phải là những khái niệm chung chung mà còn được thể hiện ở việc thực hiện, nói đi đôi với làm, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Kỳ 1: Sau những vùng quê ‘vươn mình vượt khó’
Quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại các địa phương cho thấy, mặc dù chặng đường còn nhiều gian nan, nhưng ở đâu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đồng lòng, dân chủ, phát huy tốt nội lực, lợi thế tiềm năng sẵn có thì phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ đạt mục tiêu đề ra và lan tỏa thành phong trào lớn.
Trở mình trên đất khó
Thời điểm hơn 10 năm trước, nhắc đến xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) hẳn trong tâm trí không ít người đây là một trong những địa phương thuộc diện khó khăn. Nhưng đến nay mọi chuyện đã khác. Dễ thấy nhất là hiện đời sống kinh tế người dân đã có những bước chuyển theo hướng đi lên.
Tại Tiến Xuân, thông qua phương cách làm giàu từ trồng rừng kết hợp trồng cây ăn quả và nuôi gà thả vườn, lợn rừng, trâu, bò dưới tán rừng… nên hầu hết lao động trẻ địa phương đã có việc làm, thu nhập ổn định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân Đinh Công Long cho biết, hiện kinh tế phát triển, xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân xã Tiến Xuân đạt 42 triệu đồng/người/năm.
Môi trường sống trong lành của người dân xã Đan Phượng. Ảnh Đinh Luyện |
Cũng nằm tại vị trí xa Thủ đô, trước kia tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì) đời sống người dân cũng gặp không ít khó khăn. Với hơn 90% là người dân tộc Dao, sinh sống bằng việc làm rẫy quanh chân núi Ba Vì bằng hình thức canh tác thủ công, năng suất thấp nên cảnh đói nghèo, chạy ăn từng bữa nối nhau triền miên.
Đề cập đến những đổi thay từ trong gian khó, ông Dương Trung Liên - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Vì chia sẻ, nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Thành phố, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã bước đầu được nâng cấp. Hơn 90% hệ thống đường sá đã được cứng hóa, hệ thống thủy lợi được đầu tư, trường học được xây dựng khang trang, trạm y tế đạt chuẩn.
Vui hơn, hiện người dân nơi đây không chỉ phát triển sản xuất mà còn có nghề phụ đem lại thu nhập ổn định. Điển hình như thôn Yên Sơn có nghề thuốc Nam. Đồng bào Dao ở Ba Vì đang nỗ lực bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh.
Tiếp giáp xã Ba Vì, diện mạo nông thôn ở xã Khánh Thượng cũng đang thay đổi từng ngày. Các tuyến đường được trải nhựa, bê tông hóa nối dài đến từng ngõ xóm. Trong những nếp nhà, đồng bào các dân tộc vui với niềm vui có nước sạch, trẻ em được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học hành...
Đó là cuộc chuyển mình ở những dải đất xa xôi. Gần hơn với Thủ đô, nhắc đến thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) là nhắc đến một vùng quê yên bình với những ngôi nhà cao tầng còn thơm mùi sơn mới đan xen trong vườn cây xanh mát.
Vùng quê mang dáng dấp “kiểu mẫu” là vậy nhưng ít ai biết rằng, trước đây đường đi, lối lại trong thôn Đoài Khê hầu hết là đường đất. Hiếm lắm mới có đoạn được vỉa gạch.
Mỗi khi trời mưa, chẳng ai muốn bước chân ra đường. Không những thế, hệ thống cống rãnh thoát nước hoàn toàn lộ thiên, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. May mắn khi Đảng, Nhà nước có chủ trương xây dựng nông thôn mới, vấn đề xây dựng đường giao thông nông thôn đã có cơ chế hỗ trợ.
Đời sống kinh tế của người dân ngoại thành Hà Nội ngày một nâng cao. Ảnh Đinh Luyện |
Nhắc chuyện cũ, bà Nguyễn Thị Thám - Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đoài Khê kể, ngay khi có chủ trương, bà cùng Ban Chỉ đạo phát triển thôn tổ chức nhiều cuộc họp, mời các gia đình tới tham dự để giải thích, bác bỏ thông tin chưa đúng, tháo gỡ băn khoăn, động viên bà con chung tay cùng Nhà nước xây dựng thôn xóm của mình khang trang hơn.
Cứ thế, mưa dầm thấm lâu, lại thấy đội ngũ đảng viên hăng hái đi đầu, bất kể việc nhỏ đến chuyện lớn đều đảm đương trước, dần dân Đoàn Khê hiểu và tin theo. Chẳng thế mà, giờ nhắc đến quãng thời gian làng xã “lột xác”, từ người già đến con trẻ đều nhớ như in những ngày làm đường vui như trẩy hội.
Phía sau những “điểm nhấn”
Xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã và đang có những bước chuyển mạnh.
Ở những miền quê đang ngày một thay da đổi thịt ấy, dù cách thức triển khai, phương thức tiếp cận ít nhiều khác nhau song không thể phủ nhận rằng, để công cuộc xây dựng nông thôn mới thành công cơ bản hội tụ quanh 3 yếu tố. Cụ thể, đó là việc góp nhặt, huy động sức dân; xây dựng niềm tin vào Đảng, vào chính quyền thông qua việc đảng viên gương mẫu đi đầu; xác định rõ và tận dụng tiềm năng, phát huy lợi thế địa phương.
Chẳng hạn, ở Đoài Khê, xã Đan Phượng, công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương đã và đang có nhiều thuận lợi. Xã Đan Phượng là một trong 3 xã đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Theo ông Nguyễn Văn Trường – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, bộ mặt nông thôn rất khởi sắc, nhiều hộ nông dân ở Đan Phượng đã vươn lên làm kinh tế giỏi, cuộc sống ngày càng khấm khá. Ðiển hình như Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý của hai vợ chồng anh chị Nguyễn Ðăng Quý và Ðặng Thị Cuối.
Gia đình anh Quý trồng năm héc-ta rau, củ, quả: súp lơ, cà chua, măng tây, ổi...; mỗi ngày anh chị bán hơn một tạ rau củ quả, thu lãi từ 70 đến 80 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho gần 20 công nhân, lương bình quân hơn 5 triệu đồng/người/ tháng... Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình 02 của Thành uỷ, đến nay đời sống người dân ngày càng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 37 triệu lên 49,9 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,54%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch 82% tăng 27%, so với năm 2016.
Những cung đường được trải bê tông phẳng phiu giúp việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của người dân khu vực Ba Vì, Thạch Thất được êm thuận. Ảnh Đinh Luyện |
Ông Nguyễn Văn Trường khẳng định, để có được những thành quả đạt được hôm nay là nhờ sự đồng thuận ý Ðảng - lòng dân. Điều này thể hiện trong việc địa phương đã vận dụng sáng tạo phương châm “lấy sức dân để lo cho dân”; dân làm có sự hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và là người thụ hưởng.
Đó là kinh nghiệm ở “xã điểm” Đan Phượng, còn tại xã Ba Vì, từ kinh nghiệm thực tế, ông Dương Trung Liên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Vì cho rằng, để các hộ có nguồn sinh kế tạo dựng cuộc sống thì cần giải pháp giảm nghèo tối ưu là khơi nguồn sức mạnh nội lực của người dân, đặc biệt là phát huy tiềm năng địa phương.
Ông Dương Trung Liên kiến nghị, để kinh tế địa phương phát triển bền vững thì cần quy hoạch vườn thuốc tập trung, ưu tiên bảo tồn các loại cây thuốc quý. Mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Yên Sơn cần sớm được triển khai.
Chung quan điểm này, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Khánh Thượng Nguyễn Chí Thủy cho biết, địa phương có tiềm năng rất lớn về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái. Hiện, địa phương đang nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhóm lĩnh vực này. Đây sẽ là động lực quan trọng để xã Khánh Thượng từng bước giải bài toán thu nhập, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân Đinh Công Long, để thoát nghèo cách duy nhất là huy động sự đoàn kết của người dân. Đơn cử như thực hiện chương trình "Xây dựng nông thôn mới" tại địa phương hiện có 20 hộ gia đình đã tình nguyện hiến trên 3.000m2 đất để xây dựng đường giao thông và các công trình công cộng, trong đó tiêu biểu là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Đống ở thôn Trại Mới đã hiến 542m2...
Tính riêng trong năm 2018, xã Tiến Xuân đã huy động được hàng nghìn ngày công lao động nạo vét kênh mương, sửa đường giao thông nội đồng và năm 2019 sẽ tiến hành nốt những công việc còn dang dở theo nguyện vọng của bà con.
Còn nữa…
(Kỳ 2: Những “cầu nối” giữa cấp ủy Đảng với người dân)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21