Huyện Ba Vì: Phấn đấu số xã về đích nông thôn mới năm 2019 đạt 63,3%
Quán triệt quan điểm của Đảng và chủ trương của Thành ủy Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua Đảng bộ huyện Ba Vì đã đề ra nhiều chủ trương và cụ thể hóa bằng các đề án, các chương trình để thực hiện.
Để nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa Chương trình xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về lợi ích, trách nhiệm trong việc xây dựng NTM.
Cụ thể, phong trào “dồn điền đổi thửa” đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Tính đến nay, toàn huyện đã dồn điền đổi thửa được hơn 5.725,1 ha, đạt 123,3% kế hoạch thành phố giao.
Toàn huyện đã huy động nhân dân đóng góp gần 144 tỷ đồng, hiến hàng nghìn m² đất thổ cư, đất nông nghiệp, tường rào; góp hàng nghìn ngày công để làm đường giao thông, xây dựng trường học, nhà văn hoá. Ba Vì cũng đã đón nhận được sự hộ trợ tích cực của nhiều quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, với số tiền ủng hộ trên 169 tỷ đồng. Kết thúc Giai đoạn I (2010 – 2015) huyện đã có 7 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Huyện Ba Vì khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Diệu thu |
Trong giai đoạn 2016-2020, Ba Vì xác định sẽ chú trọng triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM; Tổng nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện Chương trình đạt 2.100 tỷ đồng.
Được biết, huyện Ba Vì luôn ưu tiên hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, xây dựng hoàn chỉnh các công trình, bảo đảm đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các trường học; các nhà văn hóa xã đảm bảo đạt chuẩn. Đã có hàng trăm các công trình xây dựng được triển khai. Điện, đường, trường, trạm, cơ sở hạ tầng nông thôn Ba Vì được thực hiện bài bản, hiện đại hơn.
Công tác văn hóa, xã hội ngày càng được quan tâm. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được tăng cường; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các xã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng cơ bản công việc phân công. Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn toàn huyện được giữ vững, công tác an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng lên. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 97,69% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 48,65%. Mức thu nhập của người dân được nâng lên đáng đạt 38,5 triệu đồng/năm (năm 2018); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,18%. Phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu được xây dựng điểm tại 4 thôn đã dần tạo thành nề nếp.
Kết quả đạt được đến hết năm 2018 huyện có 15/30 xã đạt 50% được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, năm 2019 đăng ký phấn đấu thực thêm 04 xã về đích nâng số xã đạt lên 19/30 xã đạt 63,3%. Những kết quả đạt được, chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phấn đấu xây dựng các xã hoàn thành NTM trong những năm tiếp theo.
Là địa phương thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, huyện Ba Vì có xuất phát điểm rất thấp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán. Hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Đời sống và thu nhập của một số bộ phận nông dân, nhất là các xã miền núi còn thấp, nhiều lao động thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân… Dù vậy, được sự quan tâm, đầu tư của Thành phố và sự chung tay của nhân dân, huyện Ba Vì đã huy động được trên 2.123 tỷ đồng thực hiện Chương trình số 02. Huyện Ba Vì xác định, xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện. Theo đó, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình số 02. Chủ động rà soát, ưu tiên đầu tư ngân sách để hoàn thiện những tiêu chí về hạ tầng như: Giao thông, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm Y tế... Phấn đấu đến năm 2020, huyện có 23/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43