Ngành Nông nghiệp Hà Nội duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định
Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Chú trọng chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động | |
Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hữu hiệu |
Ngành Nông nghiệp Hà Nội duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm 2019 |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế... nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn ổn định, ước tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, đối với lĩnh vực chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất chăn nuôi trâu bò và gia cầm thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm ổn định, người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư tăng đàn để đáp ứng nhu cầu thị trường (bù đắp nguồn cung thịt lợn giảm). Riêng chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do tác động của bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm. Số lợn mắc tại hộ có dịch được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch.
Ngoài ra, công tác phòng, chống cháy rừng được triển khai kịp thời, phân công lực lượng thường trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ vào mùa hanh khô. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các địa phương làm tốt công tác tuyên truyên, tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Đối với công tác xây dựng nông thôn mới, hiện thành phố đã có 4 huyện được công nhận nông thôn mới (gồm Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì), có 2 huyện Gia Lâm, Quốc Oai đã trình công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 và có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao và một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao do ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55