Phân biệt say rượu, ngộ độc rượu và cách xử trí
Những điều nên, không nên làm khi say rượu
Ngày Tết, không ít người khi quá vui thường đi kèm với quá chén, không làm chủ được bản thân, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết say rượu là khi cảm thấy chếnh choáng, nói líu lưỡi, mất thăng bằng, nôn, buồn nôn. Ở một số người kiểm soát bản thân kém dẫn tới nói nhiều, lộn xộn, hung dữ gây gổ đánh nhau.
Nếu người say rượu ngủ, không nên đánh thức họ dậy. Tuy nhiên cần nhớ cứ vài tiếng cần đánh thức họ dậy để ăn cháo loãng, tránh trường hợp quá đói sẽ bị hạ đường huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc bổ gian, giải độc, thuốc giảm đau đầu. Hình minh họa. |
Sau khi uống rượu, nếu đã thấy chếnh choáng cần tìm cách để nôn được ra. Nên uống nước ấm liên tục để cơ thể không bị mất nước. Các loại nước thích hợp lúc này là nước chanh, cam, bưởi, sinh tố chuối, đậu xanh, đậu đen ninh nhừ… có tác dụng giải rượu.
Với những người “say mềm”, cần giúp họ cởi bớt nút áo cổ, nới rộng cà vạt, thắt lưng, đặt nằm nơi thoáng mát trong tư thế nằm úp xuống giường, mặt nghiêng về bên trái. Không nên cho người say uống các loại thuốc bổ gan giải độc, các loại thuốc giảm đau đầu vì sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.
Xử trí khi bị ngộ độc rượu
Chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện, bao gồm: Bất tỉnh, co giật, tê yếu tay chân, nói ngọng trong khi vẫn còn tỉnh táo.
Ở một số người có thêm triệu chứng thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng, thở không đều hoặc ngưng thở. Da, môi, móng tay tím tái, lạnh; nôn nhiều, đau bụng, mất ý thức.
Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Hình minh họa. |
Với những người bị ngộ độc rượu, đầu tiên cần để họ nằm cao đầu, nghiêng sang một bên đảm bảo thông thoáng đường hô hấp. Hạn chế hít đờm dãi, chất nôn vào phổi. Tư thế này cũng giúp thức ăn trong dạ dày không bị kích thích, nôn ra ngoài.
Nếu người bị ngộ độc rượu còn tỉnh, cần cho ăn cháo loãng. Trường hợp nặng hơn, sau khi sơ cứu cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Những người ngộ độc rượu do methanol nhẹ thường bị ả̉nh hưởng đến thị lực, nặng thì ảnh hưởng đến thần kinh, não, máu, tim mạch, huyết áp, thận… rất dễ dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân qua cơn nguy kịch cũng để lại di chứng nặng nề.
Còn với bệnh nhân ngộ độc do ethanol, nhẹ thì bị ức chế thần kinh trung ương gây kích thích, phấn chấn, nói nhiều, không làm chủ được bản thân khi điều khiển phương tiện giao thông; nặng thì gây tụt huyết áp, loạn nhịp tim, thở yếu, có thể ngừng thở, gây hạ đường máu, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày…
Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc.
Theo T.Hương/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38