Nỗi lo mùa cưới!
Lý do đẹp! | |
Lớn quá chứ bác! | |
“Còi to cho vượt” |
- 10 cặp uyên ương được tổ chức một buổi theo tinh thần truyền thống, dưới sự chủ trì, chúc phúc của các tổ chức đoàn thể vừa trang trọng, vừa vui vẻ lắm bác ạ.
- Chắc chắn là vừa tiết kiệm nữa chứ.
- Chuyện đó thì rõ quá rồi.
- Nhân chú nói chuyện cưới, tớ tâm sự thật nhé.
- Có gì bác cứ nói.
- Không biết đương chức như chú thế nào, chứ như tớ trông chờ vào mấy đồng lương hưu mà vừa mới vào mùa cưới, tuần đã nhận được 3, 4 cái “thiếp hồng”, căng quá.
-Cứ gì lương hưu của bác, chuyện này ai cũng rầu lòng, nhưng trào lưu rồi, tránh làm sao được. Anh em, bạn bè thế nào thì mình cũng phải thế, cũng là có đi có lại cả.
-Mà đám cưới thành phố, khách sạn nhà hàng nhiêu khê tốn kém đã đành, hôm rồi về quê dự đám cưới đứa cháu, mới thấy cái chuyện cưới xin ở quê cũng thật đáng bàn.
-Ấy, chuyện này em còn lạ gì. Cứ phải ít nhất là cỗ bàn 3 ngày.
-Đúng, đúng thế. Phải đủ cả ngày: Dựng rạp, ngày chính lễ và ngày dỡ rạp. Ngày nào cũng cỗ tràn lan, cả làng, cả họ chung vui mới thỏa.
-Nhưng nghe đâu cái chuyện “mừng” ở quê có hạn, vậy gia chủ có mà è lưng trả nợ.
-Cũng không phải “có hạn” đâu, ra trò đấy. Thành ra chẳng cứ gia chủ mà nhiều “quý khách” cũng lo vay nợ đấy chú ạ.
-Em đã nói chuyện này là trào lưu rồi, thôi thì cứ đành theo chứ biết làm sao. Rồi đâu cũng vào đấy cả.
-Chú nói vậy là không ổn. Nếu ai cũng thấy đây là trào lưu dẫn đến nhiều hệ lụy, sao không cải cách đi.
-Nói như bác mới không ổn. Cái cải cách của bác, người ta đã muốn làm hàng chục năm nay rồi, từ cái ngày “cơ chế thị trường” ấy, nhưng có cải được đâu. Khó lắm.
-Tớ nghĩ chẳng có gì khó cả. Đấy cái đám cưới tập thể chú vừa nói đấy, đó chả là một sự “cải cách” sao?
-Em cũng biết vậy, dưng khó “nhân điển hình” lắm bác ạ. Ngay như thành phố mình cách nay đến dăm năm đã có chỉ thị cưới văn minh, tiết kiệm nào có thực hiện được.
-Chuyện này tớ biết, thậm chí có nơi còn quy định khống chế số bàn tiệc, số khách mời, nhưng nói gì thì nói cũng chỉ là vận động, chứ áp luật thế nào được, quyền tự do mà, người ta có điều kiện thì người ta làm to hay nhỏ là quyền của họ. Vấn đề là phải có chế tài.
-Theo chỗ em được biết thì đã có cán bộ bị kỷ luật vì vi phạm quy định này rồi đó.
-Đúng là có thật, nhưng cũng chỉ là “dơ cao đánh khẽ” thôi, chứ cứ áp đúng quy định như cái vận động “mỗi gia đình chỉ nên có 1 đến 2 con”, tớ nghĩ cũng sẽ chuyển.
-Nếu được vậy thì còn gì bằng. Chứ nói thật với bác cứ cưới xin kiểu này nó lãng phí và hình thức quá. Hạnh phúc hay không đâu phải ở mâm cao cỗ đầy.
-Đúng là thế, mà cứ cố cho mâm cao cỗ đầy, khéo chả có hạnh phúc ấy chứ. “Cơm áo gạo tiền” chả đùa với ai bao giờ.
-Em xin cho cái ý kiến của bác vào “đa chiều” nhé.
-Đồng ý, biết đâu cái “đa chiều” này chả góp phần giảm bớt “nỗi lo mùa cưới”.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29