Nỗ lực phòng chống dịch bệnh
Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh vùng ngập úng | |
Chương Mỹ: Tập trung phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ |
Lập Trạm y tế dã chiến
Mặc dù đã nhiều ngày sau cơn bão số 3, nhiều người dân ở huyện Chương Mỹ vẫn phải sống chung với lũ. Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Đặc biệt là tại các xã bị ngập nặng như xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến và xã Hoàng Văn Thụ.
Để đáp ứng công tác y tế chủ động chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe người dân vùng ngập úng, ông Dương Viết Tài, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ cho biết:Trong suốt thời gian qua, TTYT huyện Chương Mỹ và trạm y tế các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án đối phó với thiên tai và thảm họa. TTYT huyện phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ, Trạm y tế 11 xã bị ngập úng khám cho 1.544 người dân. Qua khám sàng lọc, phát hiện 40 bệnh nhân đau mắt đỏ, 6 bệnh nhân tiêu chảy, 10 bệnh nhân mắc bệnh về da liễu và các bệnh khác.
Người dân đang gấp rút dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút. |
TTYT huyện Chương Mỹ cùng với trạm y tế các xã đã tổ chức cấp phát 4.688 túi thuốc gồm thuốc tra mắt, thuốc ngoài da; 5.740 túi Cloramin B; 2.740 túi phèn chua cho các hộ dân bị ngập úng. Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, cán bộ y tế của trung tâm và trạm y tế, y tế thôn đã tổ chức tổng vệ sinh môi trường cho 347 hộ gia đình. Đặc biệt TTYT huyện đã thành lập 5 đội cấp cứu cơ động thường trực tại đê Tả Bùi sẵn sàng ứng cứu kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Bên cạnh đó, TTYT huyện Chương Mỹ đã thành lập đội cơ động phòng chống dịch phối hợp với các xã lên phương án vệ sinh môi trường sau ngập úng. TTYT huyện đã dự trù cơ số thuốc, trang thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác sơ cấp cứu cho người dân và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau ngập úng, đảm bảo người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chu đáo.
Là một trong những xã bị ngập nặng trong lũ, Nam Phương Tiến được TTYT huyện kết hợp với Trạm y tế xã thành lập Trạm y tế dã chiến thường trực cấp cứu 24/24 giờ, tổ chức cấp phát thuốc cho người dân bị cô lập. Theo Trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Phương Tiến Phùng Thị Hậu, trên địa bàn xã có 4 thôn bị ngập nặng là Nam Hài, Nhân Lý, Hạnh Bồ, Hạnh Côn.
Trong đó, Nam Hài bị ngập nặng nhất và bị cô lập.Cán bộ y tế xã đã cấp các loại thuốc cho người dân như: Thuốc ngoài da, thuốc phòng chống đau mắt đỏ, hóa chất CloraminB, phèn chua,… Đồng thời, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi có nguy cơ mắc các dịch bệnh mùa mưa lũ. Tại các thôn khác, TTYT huyện và trạm y tế đã tổ chức điểm cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại nhà các trưởng thôn.
Tương tự, tại xã Hoàng Văn Thụ, công tác phòng chống dịch bệnh cũng đang được các y, bác sĩ cùng người dân gấp rút thực hiện. Theo bác sĩ Phùng Thị Huề, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hoàng Văn Thụ, sau mưa lũ, nguy cơ sẽ bùng phát các bệnh tiêu hóa, bệnh da liễu, bệnh về mắt đỏ do nhiễm khuẩn, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần có các biện pháp để chủ động phòng, chống các loại bệnh này. Đặc biệt, công tác tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân chủ động phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau ngập úng, không để dịch bệnh xảy ra...
Là một trong những hộ dân bị ngập sâu phải di tán đến nhà người thân để sống nhờ, chị Cao Thị Thúy (Thôn Yên Trình, xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: Những ngày mưa lũ, nước sạch thiếu thốn, vệ sinh không đảm bảo nên nhiều người dân trong thôn có hiện tượng nước ăn chân tay và bị đau mắt đỏ. Ngay khi có tình trạng này, cán bộ y tế xã đã cấp thuốc và hướng dẫn điều trị cho người dân. Không chỉ cấp phát thuốc, các cán bộ y tế xã còn hướng dẫn người dân cách sử dụng phèn chua và hóa chất Cloramin B để khử trùng nước rất cẩn thận và chu đáo nên bước đầu cũng giải quyết được vấn đề nước sạch cho người dân sử dụng.
Sẽ khám, cấp phát thuốc cho 8.500 người dân
Để người dân vùng bị ngập úng được chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh sau ngập úng, vừa qua, TTYT huyện Chương Mỹ đã lên kế hoạch nhằm triển khai công tác khám sức khỏe cho nhân dân 7 thôn ngập úng nặng của 3 xã trên địa bàn huyện bao gồm xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, với mục tiêu 90% dân số các thôn ngập úng nặng được khám và điều trị các bệnh sau ngập úng.
Theo đó, TTYT huyện sẽ phối hợp với các trạm y tế của 3 xã, Bệnh viện Mắt Hà Đông, Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ tổ chức khám, điều trị và cấp phát thuốc miễn phí cho 8.500 người dân 3 xã bị ngập úng. Các đơn vị sẽ chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, đặc biệt đảm bảo đủ cơ số thuốc để điều trị cho người bệnh.
Dự kiến thời gian tổ chức khám cho nhân dân từ ngày 16/8 - 20/8 sau khi nước đã rút và các địa phương đã được tổng vệ sinh môi trường. Điểm khám tại các trạm y tế của 3 xã; khám tại xã Tân Tiến 2 ngày, xã Hoàng Văn Thụ 2 ngày và xã Nam Phương Tiến 3 ngày.Tránh để nhân dân phải chờ đợi, các xã sẽ tổ chức khám theo thôn và mời đối tượng theo các giờ trong ngày, mỗi buổi khám không quá 200 người.
Đồng thời, để các buổi khám diễn ra hiệu quả, các xã chỉ đạo đài truyền thanh xã tăng cường tuyên truyền, thông báo lịch khám cho nhân dân các thôn bị ngập úng nặng, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo lãnh đạo các thôn viết giấy mời, thông báo đến từng hộ gia đình về thời gian và địa điểm khám; chỉ đạo các trạm y tế xây dựng kế hoạch tổ chức khám, tổ chức sắp xếp quy trình khám hợp lý, khoa học; bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm khám…
Chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh do mưa lũ tại huyện Chương Mỹ, ThS Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi nước rút là việc làm quan trọng. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu TTYT huyện phối hợp với TTYT Dự phòng Hà Nội, các trạm y tế xã trên địa bàn phải tổ chức tổng vệ sinh môi trường chung các xã trên địa bàn. Đặc biệt đối với các xã ngập úng nặng nước rút đến đâu phải vệ sinh môi trường ngay đến đó; phải phun hóa chất khử khuẩn môi trường, các hộ gia đình bị ngập úng, thau rửa các giếng nước để đảm bảo người dân có nước sạch để sử dụng.
Đối với công tác khám cho bệnh cho nhân dân, các bệnh viện, TTYT, trạm y tế phải đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc thiết yếu, thuốc phải đảm chất lượng để phục vụ người dân. Các đoàn khám phải đảm bảo đúng quy định về nhân lực, các y bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, đồng thời, cần huy động các nguồn nhân lực khác như đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội tại địa phương cùng tham gia hướng dẫn, đảm bảo an ninh trật tự,… để công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả.Bên cạnh đó, TTYT huyện và các trạm y tế xã cũng phải tổ chức khám bệnh cho người dân các xã lận cận trên địa bàn khi nhân dân có nhu cầu.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38