Những thực phẩm gây nặng bụng
Ăn chay đúng sách mới hay! | |
Nhận diện thực phẩm gây tắc ruột ở trẻ | |
Máy đo thực phẩm an toàn: Không thực sự cần thiết | |
Các thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả |
Sữa là nguyên nhân gây đầy bụng với những người không dung nạp lactose - Ảnh: Shutterstock |
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân là một lựa chọn hàng đầu cho những người không dung nạp lactose trong sữa hoặc không thích uống sữa bò. Loại sữa này ít chất béo bão hòa và nồng độ cholesterol thấp nên là loại thực phẩm thân thiện cho tim.
Tuy vậy, một số loại sữa hạnh nhân có chứa carrageenan, chất có nguồn gốc từ rong biển có liên quan đến vấn đề tiêu hóa, có khi gây ra bệnh viêm ruột, theo bà Katie Cavuto, chuyên gia dinh dưỡng ở Philadelphia (Mỹ). Vì vậy, trước khi dùng loại sữa này nên kiểm tra thành phần trong công thức sữa của các thương hiệu.
Trà xanh
Trà xanh từ lâu được xem là loại siêu thực phẩm giúp cắt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, với một số người, chất caffeine trong trà xanh có thể gây đau bụng. "Giống như cà phê, trà xanh có chứa caffeine, loại thuốc lợi tiểu có thể gây ra buồn nôn, theo bà Cavuto.
Vì vậy, nếu bạn bị chóng mặt khi uống nước trà, có thể chọn loại thảo mộc khác không chứa caffein như hoa cúc, bạc hà cũng tốt cho sức khỏe.
Sữa
Sữa có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu cho những người không dung nạp đường lactose, tức những người thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactase - một loại đường trong sữa. Khi bạn không dung nạp lactose thì việc ăn một cây kem hoặc chén sữa chua có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như tiêu chảy và đầy bụng.
Bà Cavuto nói, nếu bạn rơi vào tình trạng trên, có thể thay canxi từ sữa bằng các chất dinh dưỡng có canxi khác như rau lá xanh đậm và cá mòi.
Các loại đậu có thể là nguyên nhân gây đầy bụng - Ảnh: Shutterstock |
Đậu
Trong lớp vỏ ngoài của các loại đậu có chứa tinh bột, là loại chất xơ không tiêu. Để giảm tình trạng bị đầy bụng khi ăn đậu, bạn nên ngâm đậu khô qua đêm, hoặc ngâm với bột baking soda (bột nở), nước sẽ phá vỡ loại tinh bột này.
Hoặc nếu bạn tăng dần lượng tiêu thụ đậu trong vài tuần và ăn chúng thường xuyên, cơ thể sẽ quen với loại tinh bột này và bạn sẽ không cảm thấy bị “phiền” với chứng đầy hơi của nó.
Kẹo cao su, kẹo không đường
Thực phẩm ngọt như kẹo không đường có thể là lựa chọn lành mạnh hơn, nhưng đối với một số người nó có thể gây ra chứng đầy bụng, do chúng làm các vi khuẩn lên men trong ruột, gây ra khí, khó chịu và đầy hơi.
Nhai một thanh kẹo cao su có thể giúp giữ cho răng khỏe mạnh và thậm chí giúp tăng cường sự tập trung, nhưng nó có thể là thủ phạm gây đầy bụng. Khi bạn liên tục nhai, bạn cũng nuốt không khí vào ruột và gây ra cảm giác khó chịu. Một nghiên cứu năm 2008 của Đức tiết lộ rằng nhai kẹo cao su từ 16-20 thanh một ngày có thể gây đầy hơi, hay tiêu chảy nặng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38