Những phụ nữ làm đẹp cho đời

Không được đào tạo trong ngành, khi hoạt động thậm chí không có lương nhưng họ lại được mệnh danh như những chiến sỹ trên mặt trận cảm hóa tội phạm. Nhờ có họ mà đã có những xứ đạo bình yên, những khu phố không trộm cắp, những dòng họ tự quản về an ninh trật tự. Tự hào hơn, trong những câu chuyện đẹp ấy, luôn có bóng dáng của người phụ nữ.
nhung phu nu lam dep cho doi Phụ nữ cần nhất điều gì ở đàn ông trong ngày valentine?
nhung phu nu lam dep cho doi Quy định mới 2018 về chế độ thai sản phụ nữ cần biết

Gìn giữ xứ đạo bình yên

Từng là một địa bàn khá nổi cộm về vấn đề an ninh trật tự, khu phố vùng ven phường 2, của thị xã Quảng Trị đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong phường 2 thì khu phố 5 vốn là nơi có tình hình an ninh trật tự khá phức tạp. Tình trạng trộm cắp, thanh thiếu niên chơi bời lêu lổng không còn là chuyện lạ.

Thế nhưng, nhiều năm sau khi mô hình xứ đạo bình yên đi vào cuộc sống, khu phố 5 phường 2 đã có những bước chuyển mình đáng kể. Có được thành quả đó là công sức không nhỏ của những chị em trong cho hội phụ nữ khu phố 5.

nhung phu nu lam dep cho doi
Chị Nguyễn Thị Đế thay mặt Hội nàng dâu tự quản của dòng họ nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Là một trong những cho hội trưởng tiêu biểu của toàn quốc được tham dự và trình bày tham luận tại Lễ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Thông tư liên tịch số 01 (giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), chị Lê Thị Vân – Chi hội trưởng chi hội khu phố 5 đã tự hào chia sẻ về mô hình xứ đạo bình yên. Chị Vân cho biết, đại đa số người dân sinh sống tại khu phố là người theo Thiên Chúa giáo.

Chính vì thế, cách thức sinh hoạt chi hội của các chị em cũng có nhiều điểm đặc biệt. Thế nên, chi hội đã thành lập các tổ như tổ bà mẹ giáo dân kết hợp với ban cán sự khu phố đến tiếp cận với cha xứ, trao đổi với cha về nhiều vấn đề của địa phương, 2 bên phối hợp cùng tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt phương châm sống tốt đời đẹp đạo.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, gắn bó, hiệu quả ấy mà chi hội đã cảm hóa, giáo dục được nhiều thanh thiếu niên lầm lỡ trở về với cuộc sống đời thường. Một kỷ niệm mà chị Vân chia sẻ khiến cả hội trường xúc động. Đó là trường hợp của thiếu niên Lê Nhật Hoàng (SN 2001).

Cháu Hoàng vốn học rất giỏi, tuy nhiên khi lên cấp 3 cháu bị bạn bè rủ rê nên nghiệm game online lúc nào không hay. Cháu thường hay bỏ học đi chơi game thâu đêm. Thấy mẹ Hoàng buồn rầu, than phiền với các chị em trong chi hội, chị Vân đã nghĩ cách để động viên, thuyết phục Hoàng.

nhung phu nu lam dep cho doi
Chị Lê Thị Vân chia sẻ những câu chuyện về mô hình xứ đạo bình yên.

Khi chi hội vào cuộc động viên, thuyết phục thì cháu Hoàng bỏ trốn sang nhà bà, chui lên nóc nhà trốn trên đấy một đêm. “Tôi chạy qua tiếp cận, động viên, tôi lên thấy cháu nằm trên gác, động viên, lấy thức ăn cho cháu. Khi thấy tôi mang thức ăn lên, Hoàng mới hỏi: “Bà Vân ơi, cháu muốn làm giám đốc thì học gì.

Cháu phải học cấp 3, cháu phải đỗ đại học, giúp ích cho gia đình, xã hội. Cháu cầm lấy tay tôi, bà Vân ơi cháu không ham chơi nữa, cháu sẽ không phụ lòng ông bà, cha mẹ nữa. Hiện cháu học lớp 11 Trường THPT Quảng Trị, học tốt, được thầy cô khen ngợi”, chị Vân kể lại.

“Sân khấu hóa” những câu chuyện đời thường

Đó là cách làm của những chị em phụ nữ phường Thanh Châu (Phủ Lý – Hà Nam) trong việc tuyên truyền, vận động đẩy lùi bạo lực gia đình, cảm hóa những ông chồng có máu vũ phu. Trong câu chuyện này, chị Nguyễn Thị Thanh Hoan, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Châu (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ về cách để hạn chế bạo lực gia đình.

Khác với cách làm thường này, đó là khi xảy ra bạo lực gia đình Chi hội, Hội Phụ nữ thường tiếp cận với nạn nhân để động viên, xoa dịu thì Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Châu lại chọn việc tiếp cận với người gây ra bạo lực gia đình để tuyên truyền, giải thích.

Rõ ràng, so với cách làm truyền thống thì việc tiếp cận với người gây ra bạo lực gia đình sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng, bằng tình thương và trách nhiệm, các chị đã chọn cái khó để làm và mang đến nhiều kết quả tích cực. Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, chị Hoan cho rằng một mình hội phụ nữ thì sẽ không thành công trong việc phòng chống bạo lực gia đình.

Vì thế cần phối hợp chặt chẽ với công an địa bàn, cảnh sát khu vực, thành lập mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. “Chúng tôi tự viết kịch bản, biên tập từ những câu chuyện đời thường sau đó sân khấu hóa, cách mới trong tuyên truyền và xây dựng mô hình Câu lạc bộ phụ nữ làm dân vận khéo”, chị Hoan chia sẻ.

Những nàng dâu tự quản

Huyện Quang Bình (Hà Giang) là huyện nơi địa đầu Tổ quốc nhưng lại khá thành công với các mô hình Hội nàng dâu tự quản. Nhờ những mô hình này, nhiều năm qua tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được đảm bảo, hạn chế tối đa những mâu thuẫn trong gia đình, tạo nên một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

Còn khá trẻ, nhưng chị Nguyễn Thị Đế đã là Chi hội trưởng chi hội nàng dâu tự quản của dòng họ Nguyễn Bảo Quang. Chị Đế kể, chi hội thành lập từ năm 2013, trải qua 5 năm hoạt động, các nàng dâu của dòng họ luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Từ sự ra đời và hoạt động hiệu quả của hội nàng dâu tự quản về an ninh trật tự của dòng họ Nguyễn Bảo Quang, đến nay đã nhân ra 8 dòng họ khác trên địa bàn huyện Quang Bình.

Chị Đế kể, “Xuất phát từ một lần tôi đến nhà người quen trong họ, thấy chị (một phụ nữ làm dâu dòng họ Nguyễn Bảo Quang) rất khổ sở vì bị chồng đánh đập. Tôi có hỏi sao chị lại khóc, chị chia sẻ là đã rất nhiều lần bị chồng đánh mỗi lúc uống rượu say về… Sau nhiều ngày trăn trở, tôi đã gặp gỡ lấy ý kiến một số chị em và hôm họp họ có phát biểu xin ý kiến bác trưởng họ cho thành lập “Hội Nàng dâu tự quản”. Mục đích nhằm để chị em nàng dâu có nhiều điều kiện gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ nhau nuôi dạy con cái tốt hơn”.

Ra đời và hoạt động đã được một thời gian khá dài, Hội nàng dâu tự quản mang lại hiệu quả tích cực với nhiều hoạt động đi vào chiều sâu. Khi những nàng dâu tham gia Hội, họ có các buổi sinh hoạt định kỳ, gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, cách thức để vợ chồng hạnh phúc, tránh mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu; bảo ban con em học hành tiến bộ, cùng nhau phát triển kinh tế…

Từ khi tham gia hội, ở những dòng họ này, mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình đã không còn xảy ra: Không còn nạn bạo hành gia đình, cãi vã mẹ chồng- con dâu hay tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nữa. Đổi lại là thái độ xây đắp tích cực, sự cởi mở, ôn hòa, nhường nhịn giữa các thành viên trong gia đình…

Hà Khê – Thanh Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động