Những phát hiện, chẩn đoán khi dị ứng thực phẩm
Theo kiểm chứng của WebMD.com, ở một số người, một phản ứng dị ứng với một thực phẩm đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng, trong khi những người khác có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường, triệu chứng dị ứng phát triển chỉ trong vài phút đến hai giờ đồng hồ sau khi ăn thực phẩm lạ.
Trong khi số khác có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ và nguy hiểm tính mạng, với các triệu chứng như co thắt và căng đường hô hấp, sưng cổ họng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng, gây khó thở, sốc kèm sụt giảm huyết áp nghiêm trọng, mạch đập nhanh, chóng mặt, đầu lâng lâng hoặc mất cảm giác. Điều trị khẩn cấp rất quan trọng trong trường hợp này, bởi sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Những trường hợp dị ứng cần cảnh giác
Nhiều người phản ứng dị ứng khi ăn một số thực phẩm nào đó gây ngứa ngáy, đầu cảm thấy lâng lâng ngay sau khi bắt đầu tập thể dục. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến một số phản ứng như phát ban hoặc sốc phản vệ. Vậy nên, tránh ăn hai giờ đồng hồ trước khi tập luyện, đồng thời cẩn thận với những thực phẩm có nguy cơ.
Viêm mũi dị ứng, dị ứng với trái cây tươi, rau củ, một số loại hạt, gia vị, có thể dẫn đến phản ứng dị ứng gây ngứa miệng. Hội chứng dị ứng thực phẩm – phấn hoa, còn gọi là hội chứng dịứng miệng, gây sưng cổ họng hoặc thậm chí, sốc phản vệ.
Protein có trong trái cây, rau củ gây phản ứng tương tự các protein gây dị ứng tìm thấy trong một số phấn hoa. Ví dụ như, dị ứng với hoa cúc vàng cũng dị ứng với dưa tây, dịứng với hoa bạch dương sẽ dị ứng với táo. Tuy nhiên, nấu chín các loại trái cây và rau củ giúp ngăn chặn phản ứng này. Nói chung, hầu hết trái cây và rau củ được nấu chín không gây các triệu chứng dịứng phản ứng chéo.
Các kiểm tra, chẩn đoán cần thiết
Các chuyên gia y tế của Mayoclinic.org cho biết, bác sĩ sẽ xem xét những vấn đề trước khi đưa ra chẩn đoán, nhằm xác định đúng các triệu chứng.
- Yêu cầu bệnh nhân mô tả các triệu chứng hay tiền sử gia đình có mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe chi tiết giúp xác định hay loại trừ các vấn đề y tế khác.
- Bác sĩ có thể yêu cầu viết nhật ký thực phẩm về thói quen ăn uống, triệu chứng, thuốc đang sử dụng để xác định bệnh.
- Một thử nghiệm dị ứng da có thể xác định phản ứng với một loại thực phẩm đặc biệt. Trong thử nghiệm, một lượng nhỏ thực phẩm bị nghi ngờ được đặt lên da của cánh tay hoặc lưng. Sau đó, chích một cây kim lên da để cho phép một lượng chất nhỏ xíu xuyên qua dưới bề mặt da. Nếu dị ứng với một chất đặc biệt được thử nghiệm, sẽ phát triển một vết sưng tấy hoặc phản ứng.
- Bạn có thể được yêu cầu loại bỏ tiêu thụ những thực phẩm đáng nghi trong một hoặc hai tuần, sau đó ăn trở lại các thực phẩm này tại một thời điểm nào đó. Các yếu tố tâm lý, thể chất cũng thực hiện cùng một lúc.
- Xét nghiệm máu đo phản ứng của hệ miễn dịch với thực phẩm đặc biệt qua kiểm tra lượng kháng thể gây dịứng trong máu IgE. Một mẫu máu được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm, nơi các thực phẩm khác nhau có thể được kiểm tra. Tuy nhiên, những xét nghiệm máu này không phải lúc nào cũng chính xác.
Tìm thấy gen gây dị ứng đậu phộng
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện tính nhạy cảm di truyền đối với dị ứng thực phẩm có khả năng tiềm ẩn gây tử vong ở người. Họ xác định một vùng trong hệ gen ở người liên quan đến dị ứng đậu phộng ở những trẻ em Mỹ. Phát hiện này cung cấp chứng cứ mạnh mẽ rằng gen đóng một vai trò trong phát triển các dịứng thực phẩm.
Tình trạng dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng nhanh chóng tại Mỹ, trên toàn thế giới trong hơn hai mươi năm qua, và giờ đây, các chuyên gia y tếước tính nguy cơảnh hưởng đến khoảng 2 – 10% trẻ em tại Mỹ. Đây là vấn đề sức khỏe lâm sàng trong cộng đồng chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đe dọa tính mạng, đồng thời tác động lớn đến y tế lẫn kinh tế. Dị ứng đậu phộng là một trong số dịứng nguy hiểm nhất, thường để lại di chứng suốt đời, khác với dị ứng sữa hoặc trứng.
Trong nghiên cứu, tiến sĩ nhi khoa Xiaobin Wang cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng John Hopkins đã tiến hành phân tích các mẫu ADN từ 2.759 người tham gia (gồm 1.315 trẻ em và 1.444 cha mẹ ruột của chúng) có tên trong danh sách nghiên cứu về dị ứng thực phẩm tại Chicago.
Hầu hết các trẻ đều từng có dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Các nhà nghiên cứu chụp quét khoảng 1 triệu gen di truyền qua các bộ gien người để tìm kiếm những gen có thể góp phần làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng thực phẩm, gồm có đậu phộng. Kết quả phát hiện vùng chứa các gen HLA-DB, HLA-DR thuộc nhiễm sắc thể thứ sáu liên quan đến dị ứng đậu phộng. Nghiên cứu còn cho thấy gen HLA-DR, HLA-DQ cũng có nguy cơ đáng kể với dị ứng đậu phộng, chiếm khoảng 20% trong số người tham gia.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, những thay đổi về biểu sinh học có thể chiếm một vai trò quan trọng, trong đó nhóm methyl tự liên kết với ADN làm thay đổi sự biểu hiện của một loại gen mà không thay đổi mã cơ bản của nó. Bên cạnh đó, mức độ methyl hóa ADN ở những người nhạy cảm di truyền với dị ứng đậu phộng đều có nguy cơ phát triển dị ứng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38