Khóc cười chuyện đi làm của du học sinh tại Mỹ
Du học nghề ở Đức - con đường mới cho học sinh Việt Nam | |
Giúp con học tốt tiếng Anh và chinh phục giấc mơ du học | |
Du học sinh: Trăn trở chuyện ở hay về |
Việc đi du học thật sự không còn mới mẻ đối với chúng ta. Đó không còn là chuyện hiếm thấy khó tìm như những năm 2000 - 2005. Nhà nước mở cửa, bước vào nền kinh tế mới. Đó là lí do các bạn trẻ trong nước ngày càng có nhiều cơ hội để thực hiện hoài bão, ước mơ được bước chân đến các xứ sở xa xôi để tiếp thu những nền văn hóa khác, để trải nghiệm và thử thách chính bản thân mình. Cho dù kinh phí để đi du học không hề rẻ và thực hiện hồ sơ phỏng vấn không đơn giản. Nhưng bạn có biết khi học tập và làm việc nơi xứ người. Bạn sẽ gặp những trắc trở như thế nào không?
Theo luật của Mỹ, sinh viên quốc tế không được phép đi làm. Tuy nhiên, các trường đại học tại Mỹ cũng có một chính sách đặc biệt, nếu sinh viên quốc tế muốn đi làm, bạn phải đạt điểm A trong 02 năm liền cùng với giấy bảo lãnh của giáo sư, bạn sẽ được cấp số an ninh xã hội và được phép làm việc trong trường. Bạn có thể làm việc tại các cửa hàng được mở trong khuôn viên trường, chuyên bán về các đồ dùng học tập, áo quần có khắc logo của trường, hoặc bạn có thể làm trợ giảng cho giáo viên. Tuy nhiên, việc chi trả chi phí cho cuộc sống tại Mỹ quả không phải là điều đơn giản, dẫn đến việc có rất nhiều du học sinh bất chấp luật pháp để “đi làm chui”, cho dù có rất nhiều lời cảnh cáo của Đại sứ quán Mỹ. Chúng tớ đã có dịp gặp gỡ với một số chủ cửa hàng nails, nhà hàng và trà sữa tại Mỹđể tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Chị L.N, một chủtiệm nails tại Akansas cho biết: "Nhận du học sinh vào làm việc cũng khó khăn lắm. Một phần vì thương hoàn cảnh của các em, muốn sống tự lập không nhờ cậy vào sự giúp đỡ của ba mẹ. Nhưng bên cạnh đó thì những người làm chủ như chị cũng gặp bất trắc nếu bị cảnh sát kiểm tra hoặc phát hiện mình che giấu người lao động bất hợp pháp".
Anh Anthony Trần, chủ nhà hàng Phở tại Los Angeles: "Quán anh có 03 bạn là du học sinh đang làm việc, công việc này không cần bằng cấp như nails, nhưng quán anh đã có trường hợp du học sinh bị phát hiện. May mắn là cô bé đó đã trình bày hoàn cảnh gia đình đột dưng có một số vấn đề khó khăn về tài chính, mà cô bé đó vẫn muốn đi học nên đã đánh liều đi làm thêm phụ giúp gia đình, vì vậy sở di trú đã đồng ý cấp học bổng và không đuổi về nước. Đó là trường hợp may mắn duy nhất anh thấy."
Chị L.N: "Nếu như các bạn đi du học mà có số an sinh xã hội do nhà trường cấp, thì các bạn vẫn có thể có bằng nails. Nhưng lại không được quyền đóng thuế. Đó là lí do mà lương mỗi tuần của các bạn được chia 5:5 hoặc trừ thuế 20% trên tổng số tiền được nhận. Còn về việc bóc lột sức lao động thì chị không biết, vì mình người Việt với nhau mà (cười)".
Anh Anthony: "Làm phở thì $3,5/1h, còn tiền hoa hồng khách cho thì các em cộng lại chia ra mỗi ngày. Nếu trả $8/1h như công dân Mỹ bình thường thì khó lắm, tại các em đã đi làm bất hợp pháp rồi mà. Nếu bị phát hiện thì có thể chủ tiệm đóng cửa và không được hoạt động. Đó cũng là lí do mà có nhiều nơi, người ta dựa vào điều này để bóc lột sức lao động của các em, không tránh khỏi đâu (cười ).”
Bạn T.A sống tại Houston (Tesax): "Vì đồng đô la Mỹ lớn hơn đồng Việt Nam. Nên mình cũng phải đi làm phụ giúp gia đình, một phần cũng muốn tập tính tự lập. Có những hôm đang làm Nails mà có thanh tra y tế xuống kiểm tra bằng cấp bất ngờ. Tụi mình phải đứng lên chạy ra phía sau rồi lái xe đi luôn."
H.T là du học sinh tại Chicago cho biết: "Mình làm nhà hàng của anh mình nên cũng không sợ nhiều. Nhưng hầu hết các bạn du học sinh tại Mỹ đều đi làm, không riêng gì Việt Nam. Còn có Hàn, Trung Quốc và Ấn độ. Chung hoàn cảnh nên thường giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như học tập".
T.A: "Đi làm tuy có mệt nhọc đôi chút, nhưng đổi lại là sự trưởng thành và chai lì trong môi trường bận rộn khắt nghiệt. Dù gia đình mình có khá giả bao nhiêu, thì việc "đi làm chui" vẫn là thử thách mà đại đa số các du học sinh muốn vượt qua, mình nghĩ vậy (cười )."
HT: "Nếu gia đình mình có điều kiện thì mình vẫn muốn thử sức làm. Vì mình là con trai mà, nên sự ham thích mạo hiểm lại càng lớn hơn. Đúng không? (cười )"
Qua đó, chúng ta có thể thấy việc "đi làm chui" là bất hợp pháp, nhưng vẫn có một phần du học sinh đã và đang đi làm chui. Vì muốn sống tự lập, muốn trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm trong một môi trường bận rộn khắt nghiệt, những sự việc dở khóc dở cười ngày ngày vẫn diễn ra trên một đất nước rộng lớn, nhưng giá trị mang lại là không hề nhỏ đối với tuổi trẻ của những chủ nhân tương lai.
Theo Trace/Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30