Những nguy cơ tiềm ẩn khi 'nghiện' trà sữa
Uống rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường? | |
Phát hiện 2 loại ma túy mới làm suy kiệt sức khỏe con người |
Trà sữa đang trở thành đồ uống thông dụng không chỉ của giới trẻ mà còn là đối tượng trẻ em, thậm chí người lớn tuổi. Khắp các đường phố, đâu đâu cũng xuất hiện các cửa hàng hoặc xe đẩy bán loại nước này với đủ hương vị mà màu sắc khác nhau.
Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, để có 1 ly trà sữa hấp dẫn được đông đảo giới trẻ thì thành phần thông thường gồm các nguyên liệu cơ bản trà, bột sữa, trân châu và hương liệu. Và những nguyên liệu làm trà sữa này dễ dàng mua được tại các khu chợ truyền thống hoặc chợ Bình Tây.
Theo đó, trà bao gồm nhiều dạng như bột trà, trà túi lọc, trà lá hoặc các loại trà thông dụng để pha trà sữa bao gồm: hồng trà (trà đen), lục trà, trà Ô long. Còn bột sữa làm ly trà sữa có độ béo đặc biệt. Trong khi sữa đặc hay sữa tươi làm át vị trà, khó uống, thì bột sữa lại làm tôn vị trà mà còn ngậy vị sữa. Bột sữa có thành phần giống kem topping.
Về trân châu, thành phần chủ yếu của nó chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%), đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ có dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein. Do thành phần chủ yếu là từ tinh bột, nên mặc dù nhìn những hạt trân châu này rất nhỏ bé, nhưng lại có chứa rất nhiều năng lượng. Một hạt trân châu có thể chứa tới 5-14 kcal mỗi viên.
Thông thường, một cốc trà sữa sẽ thường được thêm 2 thìa trân châu, có thể cung cấp tới 100 kcal. Tuy nhiên, về cơ bản, trân châu thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào. Ngoài ra một số loại trà sữa còn được sử dụng hương liệu, có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc sirô.
Trà sữa đang trở thành trào lưu của giới trẻ hiện nay. Ảnh: TH |
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cũng cho hay mặc dù đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào thẩm định tác hại của trà sữa, tuy nhiên trong trà sữa cũng tiềm ẩn một số mối nguy.
Trà sữa là sản phẩm đồ uống pha chế sẵn không cồn, dễ uống và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì không giống như cà phê, nước tăng lực hay các loại đồ uống có cồn, trà sữa không bị quá kích thích. Các nhà khoa học cũng chứng minh chất ngọt - thành phần không thể thiếu trong trà sữa giúp tinh thần con người trở nên phấn chấn hơn. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ đều đặn hàng ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe nói chung. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường sữa có thể khiến tăng cân, béo phì, thừa canxi dẫn đến sỏi thận…
Trà sữa có chất Caffeine (Caffeine là một chất kích thích tự nhiên thường có trong cây trà, cà phê và ca cao). Chất này hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi. Một số người có cơ địa mẫn cảm với chất này, nếu sử dụng chất này sẽ gây mất ngủ, chóng mặt, nôn ói.
Thêm vào đó, Ban ATTP còn cảnh báo tình trạng nguyên liệu để làm trà sữa hiện nay vẫn còn nhiều nơi bày bán không rõ nguồn gốc, nhất là bột sữa. Các chất hương liệu, chất phụ gia nếu có trong danh mục các chất được sử dụng chưa được đảm bảo về hàm lượng trong ngưỡng cho phép cũng như khuyến cáo về liều lượng sử dụng. Các hạt trân châu khó hấp thu, chưa được tiêu hóa.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm cho biết, việc kinh doanh đồ uống trà sữa cũng được quản lý giống như các loại hình kinh doanh sản xuất thực phẩm khác, cơ sở phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sản phẩm phải được công bố phù hợp quy định và thường xuyên được kiểm nghiệm định kỳ theo quy định.
Đối với các cơ sở kinh doanh trà sữa dùng ngay phải chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Nguyên liệu pha chế trà sữa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phải có giấy công bố phù hợp theo quy định và giấy kết quả xét nghiệm định kỳ.
Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm. Đối với người tiêu dùng trong việc sử dụng trà sữa nên chọn lọc và ưu tiên các cửa hàng có uy tín; buôn bán các thành phần có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng.
Theo N. Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38