Những điều thí sinh không nên bỏ qua
Tăng hơn 4% chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập | |
Hà Nội: Cấm thi tuyển vào lớp 1, lớp 6 | |
Trước 20/1: Các trường hoàn thành đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT |
Năm học 2017-2018, TP Hà Nội dự kiến có gần 83.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500 học sinh.Trong đó, các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh.Số học sinh được tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000 học sinh.Số học sinh được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443.Như vậy.chỉ có khoảng 70% học sinh Hà Nội có cơ hội được học trong các trường THPT công lập (tăng hơn khoảng 4% chỉ tiêu so với năm học trước).
Ảnh minh họa |
Mùa tuyển sinh năm nay, Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển làm căn cứ để tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Chính vì thế, ngoài kết quả điểm thi từ kỳ thi chung cho học sinh dự thi vào lớp 10 (với hai môn Ngữ văn và Toán theo hình thức tự luận) sẽ được tổ chức vào ngày 9/6, thì kết quả học tập rèn luyện trong 4 năm học THCS cũng rất quan trọng khi nó chiếm đến 1/3 tổng số điểm xét tuyển vào lớp 10 của học sinh. Cụ thể, tổng điểm tối đa để xét tuyển (không tính điểm cộng thêm) của học sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT là 60 điểm.Trong đó, 40 điểm là kết quả của hai bài thi Toán và Ngữ văn. 20 điểm còn lại là điểm học tập của 4 năm THCS (Nếumỗi năm học cấp THCS, học sinh đạt học sinh giỏi và có hạnh kiểm tốt thì được tính điểm tối đa là 5 điểm. Còn xếp loại học lực, hạnh kiểm thấp hơn thì bị trừ điểm theo các mức độ quy định).
Để kiểm soát được kết quả học tập trong suốt 4 năm học THCS cũng như bảo đảm sự khách quan và minh bạch điểm số của học sinh nhằm tránh sự tùy tiện bổ sung, chỉnh sửa, ngoài việc triển khai quản lý sổ điểm điện tử, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường THCS công khai toàn bộ điểm THCS của từng học sinh lớp 9. Thông tin sẽ được gửi về các lớp để học sinh tự kiểm tra điểm của mình và kiểm tra chéo lẫn nhau. Sau phần tự kiểm tra của học sinh, các trường THCS trên cùng địa bàn sẽ tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị và vòng kiểm tra cuối cùng là do thanh tra Sở GD-ĐT thực hiện. Với ba vòng kiểm tra này, trong vài năm gần đây, phần điểm THCS luôn bảo đảm tính khách quan nên chưa có trường hợp khiếu nại về điểm số của học sinh lớp 9 dự tuyển vào lớp 10.
Theo quy định, HS không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội không được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. Những học sinh này sẽ có chỉ tiêu học tại ba loại hình trường là THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và trường trung cấp chuyên nghiệp. Khi đăng ký nguyện vọng vào học trường ngoài công lập, học sinh sẽ phải tham gia kỳ thi chung và có kết quả thi đủ hai môn; các loại hình trường còn lại đều tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ của học sinh ở cấp THCS.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt so với các năm trước mà phụ huynh và học sinh cần lưu ý.Theo ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GD-ĐT Hà Nội), từ năm học tới, Hà Nội không tuyển học sinh vào học hệ THPT tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, do có sự thay đổi về cơ chế quản lý, và cũng để các trung tâm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục hệ bổ túc THPT. Đơn cử, nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn được học nghề sớm, học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nếu muốn có thời gian học tập linh hoạt để vừa đi học, vừa đi làm, các em có thể đăng ký nguyện vọng vào trung tâm giáo dục thường xuyên để học chương trình bổ túc THPT…
Ngoài ra, liên quan đến việc tuyển sinh tại các trường THPT ngoài công lập, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý phụ huynh, học sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về các trường tại các kênh thông tin chính thức.
Ông Nguyễn Viết Cẩn khẳng định, ngoài việc tuyển sinh bằng kết quả thi và xét tuyển học bạ THCS, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định các trường không được đưa thêm bất kỳ một tiêu chí nào khác để tuyển sinh. Khi tìm hiểu thông tin về các trường ngoài công lập, phụ huynh cần lưu ý kiểm tra về chỉ tiêu, thời hạn, điều kiện và nhất là địa điểm tuyển sinh bởi trong thực tế đã có trường ngoài công lập không được phép tuyển sinh, không có chỉ tiêu được phê duyệt nhưng vẫn tuyển sinh, nhiều học sinh và phụ huynh không biết nên đã đăng ký cho con theo học.“Năm nay, Hà Nội kiên quyết dừng việc tuyển sinh, không giao chỉ tiêu tuyển sinh cho một số trường ngoài công lập còn thiếu điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học. Sở GD-ĐT sẽ công khai chỉ tiêu tuyển của từng trường để phụ huynh biết, tránh rủi ro trong quá trình hỗ trợ con đăng ký nguyện vọng”- ông Nguyễn Viết Cẩn nhấn mạnh./.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40