Những công trình giao thông ấn tượng năm 2015
Hà Nội: Bốn công trình giao thông lớn chào Xuân |
1- Những ngày cuối tháng 12.2015, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 105 km, tuyến đường rộng nhất cả nước với 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp đã được thông xe. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyến cao tốc này đạt tiêu chuẩn thế giới, hiện đại nhất Việt Nam. Nếu phương tiện đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất 2,5 giờ trên quốc lộ 5 thì nay chỉ đi trong 1-1,5 giờ. Ngay sau khi hoàn thành, cao tốc này đã giúp giảm tình trạng quá tải phương tiện trên quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng với lưu lượng hơn 9.000 lượt xe lưu thông mỗi ngày.
2- Ngày 26.12.2015 đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ với đoạn cuối cùng qua tỉnh Ninh Thuận dài 40 km được thông xe. Đây là đoạn cuối cùng của dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ dài 1.342 km đã được triển khai trong 3 năm. Trước đó, đoạn Hà Nội – Thanh Hóa dài 133 km được đưa vào khai thác từ năm 2013. Đi qua 20 tỉnh, thành phố, quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cần Thơ có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5 m, có dải phân cách cứng giữa 2 chiều xe chạy, đạt tốc độ lưu thông 60-80 km/h.
3- Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (quốc lộ 14) đã hoàn thành mở rộng, nâng cấp vào tháng 7.2015 với chiều dài 420 km với 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, một số đoạn qua đô thị được mở rộng đến 4 làn xe cơ giới, tốc độ đạt đến 80 km/h. Xuyên qua núi rừng Tây Nguyên, đường Hồ Chí Minh được nâng cấp đã xóa đi “con đường đau khổ” trước kia, tạo điều kiện cho người dân đi lại và góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Nguyên.
4- Cầu vượt ngã ba Huế là cầu vượt 3 tầng quy mô lớn nhất Việt Nam, khánh thành vào 29.3 với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, công trình cầu vượt này được thiết kế 3 tầng, với tầng mặt đất, tầng 2 (vòng xuyến) và tầng 3 (dây văng).
5- Cầu Cổ Chiên thông xe ngày 16.5.2015, nối tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, xóa cảnh đi đò nhiều năm của người dân hai bờ sông. Cầu dài gần 1,6 km, rộng 16m, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h với tổng mức đầu tư 2.308 tỉ đồng. Đây là một trong 4 cầu lớn trên quốc lộ 60 và là điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ này với các tuyến đường thuộc hành lang Duyên Hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng). Công trình đưa vào sử dụng đã rút ngắn hành trình 70 km từ TP.HCM đến Trà Vinh, Sóc Trăng.
6- Ngày 26.12.2015, cầu Tháp Chàm mới (địa bàn tỉnh Ninh Thuận) đã được lắp dựng thay thế cầu Tháp Chàm cũ. Đây là cầu cuối cùng đánh dấu hoàn tất dự án thay thế 44 cầu tuổi thọ gần một thế kỷ nằm tại các điểm xung yếu của tuyến đường sắt Bắc - Nam. Nhiều cầu được xây dựng tại khu vực miền Trung trong điều kiện thuỷ văn phức tạp, bom mìn còn sót lại, nên thường xuyên phải thay đổi biện pháp thi công.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.200 tỉ đồng từ vốn vay ODA của Nhật Bản, đã được triển khai qua nhiều năm. Sau khi 44 cầu hoàn thành sẽ góp phần hiện đại hóa hạ tầng đường sắt, tàu Bắc - Nam sẽ được rút ngắn hành trình chạy tàu xuống 2-3 giờ so với trước.
7- Năm 2015, nhiều cầu treo nằm trong đề án xây dựng 187 cầu treo dân sinh tại 28 tỉnh miền núi đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Từ khi có cầu, diện mạo của các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã thay đổi. Giai đoạn 2 của đề án với mục tiêu xây dựng 295 cầu treo tại vùng sâu.
8- Sáng 27.12.2015, Bộ GTVT đã khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà, hợp phần của tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cầu Hưng Hà có điểm đầu giao cắt với quốc lộ 39 thuộc xã Phương Chiểu (TP. Hưng Yên), điểm cuối giao cắt với đường dẫn của cầu Thái Hà ở xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).
Cầu dài 2,1 km, đường dẫn phía Hưng Yên dài 2,1 km, đường dẫn phía Thái Bình dài 1,8 km. Dự án có tổng mức đầu tư gần 2.900 tỉ đồng, trong đó, vốn vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc gần 2.500 tỉ đồng, còn lại 402 tỉ đồng là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Thu Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15