Những chiêu lừa trong kinh doanh đa cấp của Liên kết Việt
Trong toàn bộ thời gian thực hiện việc kinh doanh đa cấp, Liên kết Việt đã cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP do Lê Xuân Giang lập ra mạo danh Bộ Quốc phòng để lấy danh tiếng, lừa đảo người tham gia vào hệ thống của mình nhằm thu lời bất chính.
Các buổi lễ của Liên kết Việt đều được tổ chức hoành tráng - Ảnh: lkv.com.vn |
Mạo danh Bộ Quốc phòng, làm giả bằng khen Thủ tướng Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010 nhưng phải đến năm 2014 mới được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh đa cấp.
Thời điểm đầu, doanh nghiệp này kinh doanh một số mặt hàng gồm Dưỡng cốt vương, bổ não vương, đông trùng hạ thảo, một số loại máy khử độc Ozone, máy chăm sóc sức khỏe người già. Các sản phẩm này được Liên kết Việt quảng cáo mua của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP và Công ty cổ phần Biovaccine Việt Nam.
Thực tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP là công ty do chính Lê Xuân Giang lập ra, buôn bán một số sản phẩm gồm máy vật lý trị liệu GREAT-12 in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương quân đội 108, máy khử độc Ozone G13 dán mác đơn vị lắp ráp sản xuất là Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà – Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cả hai sản phẩm này đều không liên quan đến các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Các đơn vị trên và những người có trách nhiệm đã lên tiếng về việc các đơn vị của Bộ Quốc phòng không hợp tác, không liên doanh liên kết hay có bất cứ nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên kết Việt.
Cùng với việc mạo danh sản phẩm, Liên kết Việt còn tổ chức nhiều chương trình, cuộc gặp gỡ với nhiều người nguyên là lãnh đạo cấp cao ở Bộ Quốc phòng. Một số clip trên website của công ty này đã giới thiệu nhiều người là đại tá đương chức ở Bộ Quốc phòng tham gia vào Ban lãnh đạo của công ty.
Thậm chí còn nêu rõ rất cả đều có chức danh, tham gia vào lãnh đạo công ty, một số đã nghỉ hưu và còn tham gia vào Công ty cổ phần tập đoàn Thiết bị Y tế BQP... Chính những hành động giả danh, lừa bịp này cùng cái tên viết tắt BQP đã khiến nhiều người lầm tưởng đây là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Cũng từ đó người dân đặt niềm tin vào công ty, tiếp nhận những thông tin thuyết trình về mô hình bán hàng đa cấp, mong một ước mơ đổi đời và mù quáng mang tiền đầu tư vào hệ thống.
Bằng khen của Thủ tướng (làm giả) của bị can Lê Xuân Giang - Ảnh: lkv.com.vn |
Bên cạnh đó, Liên kết Việt còn tổ chức một buổi lễ hoành tráng đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với tập thể công ty và hàng loạt cá nhân trong Ban lãnh đạo. Những tấm bằng khen này được treo trang trọng tại trụ sở công ty, được đưa lên trang web với mục đích quảng bá.
Khi tiến hành điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ toàn bộ ảnh, Bằng khen mà Liên kết Việt đón nhận đều được làm giả. Kết quả xác minh tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương cho thấy trong hồ sơ lưu trữ không có tài liệu nào thể hiện Thủ tướng Chính phủ cấp bằng khen cho Công ty Liên kết Việt. Hành vi này có dấu hiệu của tội Làm giả tài liệu, con dấu của tổ chức, cơ quan..., sẽ tiếp tục bị điều tra trong thời gian tới đây.
Bị can Lê Xuân Giang (mặc quân phục) tại một cuộc hội thảo của Liên kết Việt. Ảnh:lkv.com.vn Chi hoa hồng cao để lừa đảo |
Từ những thủ đoạn tạo uy tín trên, Liên kết Việt đưa ra một mô hình kinh doanh đa cấp hấp dẫn để chào mời người tham gia. Cụ thể, theo quy định, mỗi nhà phân phối tham gia vào hệ thống bán hàng của Liên kết Việt phải đóng số tiền tối thiểu 8,6 triệu đồng để được cấp một mã số kinh doanh, được quyền mua một mã hàng gồm một máy Ozone và 4 loại thực phẩm chức năng. Nhà phân phối nào mua nhiều mã hàng hoặc giới thiệu được nhiều người tham gia vào hệ thống sẽ được nhận tiền hoa hồng rất cao, được nâng bậc trong hệ thống thành những nhà quản lý.
Thêm vào đó họ được hưởng hoa hồng từ các đại lý cấp dưới phát triển được hệ thống. Số tiền hoa hồng được tính cho một cá nhân tham gia là 8%, càng nhiều người tham gia tỉ lệ hoa hồng càng cao. Liên kết Việt khẳng định với 8,6 triệu đồng đầu tư, khách hàng có thể được hưởng 449 triệu đồng sau 5 năm gồm tiền lãi, thưởng...
Một bản hợp đồng cộng tác viên của Liên kết Việt - Ảnh: otofun |
Đáng chú ý, công ty này cũng đưa ra khuyến cáo đóng tiền mua hàng nhưng không nên nhận hàng vì nếu nhận sẽ bị khấu trừ, giảm số tiền hoa hồng nhận được. Chính vì thế nhiều khách hàng tham gia đã không mua hàng mà chỉ nộp tiền để mua mã số với tham vọng kiếm tiền hoa hồng, thưởng.
Để đạt được điều này, họ phải đi mời chào người thân, bạn bè tham gia vào hệ thống, tự biến mình thành người đi lừa đảo và tiếp tay cho hệ thống của Liên kết Việt. Điển hình cho hoạt động mời chào này là cuộc thuyết trình tham gia hệ thống của Liên kết Việt tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Trong buổi hội thảo này, một “chim mồi” của Liên kết Việt quảng cáo công ty có rất nhiều gói đầu tư để mọi người tham gia. Ví dụ gói 10 sản phẩm có giá trị 86 triệu đồng; 20 sản phẩm có giá trị 172 triệu đồng... và kể cả gói VIP có giá trị lên đến 9,3 tỷ đồng. Càng mua gói sản phẩm có giá trị cao, khách hàng càng có cơ hội đổi đời với số tiền hoa hồng lên đến 65%, được thưởng ôtô, nhà và nhiều quyền lợi khác.
Thực tế, tất cả những gói sản phẩm, những khoản thưởng hấp dẫn này đều được Lê Xuân Giang, Nguyễn Thị Thủy tạo ra để lòe bịp, lừa đảo và đến nay đã có hơn 45.000 người tại 21 tỉnh thành phố bị lừa với số tiền trên 1.900 tỷ đồng.
Chỉ đến khi không còn được nhận thưởng, các bị hại đến tìm thì mới biết Liên kết Việt không còn khả năng chi trả nên trình báo cơ quan công an. Nhiều doanh nghiệp mạo danh Bộ Quốc phòng để lừa đảo Với uy tín lớn, trong nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng đã bị nhiều cá nhân, doanh nghiệp núp bóng hoặc mạo danh để lừa đảo.
Điển hình là Công ty cổ phần Beta BQP do Nguyễn Anh Quân (trú tại phố Đặng Thai Mai, Hà Nội), làm Tổng giám đốc. Với cái tên BQP, Nguyễn Anh Quân đã giới thiệu công ty này của Bộ Quốc phòng, thậm chí còn làm giả văn bản do một thứ trưởng ký tên giới thiệu công ty để lòe bịp đối tác.
Năm 2011, công ty này đã ký hợp đồng với Công ty Hanic để vay vốn số tiền hơn 379 tỷ đồng và hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh dự án thứ phát tại Khu đô thị Thanh Hà A – Cienco5.
Khi công ty Hanic và hàng loạt nhà đầu tư chuyển tiền cho Beta BQP mới phát hiện Cienco 5 không ký bất cứ hợp đồng kinh doanh nhà đất nào với Beta BQP. Khi vụ việc vỡ lở, bị hại đến trình báo công an thì Nguyễn Anh Quân đã cao chạy xa bay, để lại những khoản nợ hàng trăm tỷ đồng cho các đối tác. ...
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05