Siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp biến
Công ty VietFocus có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trá hình ? | |
42 năm tù cho các đối tượng kinh doanh đa cấp |
Tăng tính răn đe
Sau khi hàng loạt các công ty KDĐC bị cơ quan công an xử lý vì hành vi lừa nhiều người mới thấy rằng, các công ty đa cấp liên tiếp có các chiêu trò lừa đảo mới hòng dẫn dụ nạn nhân sập bẫy. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bán hàng đa cấp tuyệt đối không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, công dụng của hàng hoá, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia. Tuy nhiên trên thực tế, người bán hàng đa cấp thường hay thổi phồng chất lượng sản phẩm với mục đích bán được nhiều hàng và lôi kéo thêm người tham gia mô hình đa cấp.
Ảnh minh họa |
Để quản lý chặt hơn nữa hoạt động KDĐC, đồng thời hạn chế tối đa các nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo biến tướng từ mô hình này, Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định rất rõ các nội dung xử phạt hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp. Cụ thể, thương nhân bán hàng đa cấp trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Qua nhiều vụ án liên quan đến các công ty KDĐC bị cơ quan công an đưa ra ánh sáng, có thể thấy thủ đoạn của chúng là đánh vào lòng tham của người tham gia. Nạn nhân trước lừa nạn nhân sau mà đa phần là người thân của họ. Làm giàu thật nhanh, dễ dàng mà không mất công sức gì luôn là câu mở đầu được những thủ lĩnh “tẩy não” cho các “tân binh” khi gia nhập mạng lưới này. |
Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạt tiền gấp hai lần đối với hành vi nêu trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cung cấp thông tin hàng hóa không không chính xác bị phạt 1- 3 triệu đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên theo quy định; không xuất trình thẻ thành viên khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng; không cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp theo quy định khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp nộp tiền đặt cọc bị phạt 3 - 5 triệu đồng
Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có hành vi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp.
Gìn giữ môi trường kinh doanh lành mạnh
Qua nhiều vụ án liên quan đến các công ty KDĐC bị cơ quan công an đưa ra ánh sáng, có thể thấy thủ đoạn của chúng là đánh vào lòng tham của người tham gia. Nạn nhân trước lừa nạn nhân sau mà đa phần là người thân của họ. Làm giàu thật nhanh, dễ dàng mà không mất công sức gì luôn là câu mở đầu được những thủ lĩnh “tẩy não” cho các “tân binh” khi gia nhập mạng lưới này.
Không thể phủ nhận rằng, để làm được điều đó, các nhân viên tập đoàn đa cấp rất có tài ăn nói, rất biết thuyết phục người khác nhằm mở rộng tối đa mạng lưới KDĐC. Nói một cách công bằng, bán hàng đa cấp bản chất là một phương thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại và rất phát triển, nhưng khi mô hình kinh doanh này được áp dụng ở Việt Nam thì bị nhiều công ty biến tướng núp bóng KDĐC để bán hàng kém phẩm chất hoặc vươn “vòi bạch tuộc” huy động vốn của nhiều người và tất yếu sẽ bị cơ quan chức năng xử lý.
Theo luật sư Trần Đại Dương (Đoàn Luật sư Hà Nội), về mặt định nghĩa, KDĐC, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng là “việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau” (theo Điều 3 - Luật Cạnh tranh 2005). Theo lý thuyết, người tham gia sẽ vừa là khách hàng của công ty (bước đầu tham gia), vừa là một thành viên của công ty đó (sau khi đã tham gia). Hưởng lợi của người tham gia là từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được (do bản thân mình hoặc người ở tuyến dưới).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam, nhiều công ty đa cấp đã bị cơ quan công an xử lý thì họ không quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mà chỉ giỏi trong việc đánh vào lòng tham của nhiều người. Họ không giới thiệu về sản phẩm mới hay các tính năng ưu việt mà quan trọng nhất là phần giới thiệu về các “tấm gương” trở nên giàu có nhanh chóng sau khi vào công ty được vài tháng. Những “gương sáng” ấy là những người ở quê ra tỉnh, họ nhanh chóng trở thành những người thành đạt trong xã hội với mức thu nhập lên tới vài nghìn USD một tháng.
“Xét ở khía cạnh khái niệm, nếu công ty KDĐC nào cũng tuân thủ đúng theo định nghĩa này thì đã không có chuyện gì để nói. Quan trọng là giữa lý thuyết và thực tế là cả một khoảng cách xa vời. Nếu các công ty KDĐC chỉ cạnh tranh với nhau về giá và chất lượng sản phẩm chứ không phải là việc kiếm lợi nhuận từ những người tham gia đa cấp thì đây cũng là một loại hình kinh doanh bình thường. Những quy định mới sửa đổi bổ sung tăng mức xử phạt hành chính chắc chắn sẽ có tác dụng. Thế nhưng, đạo đức của người kinh doanh mới đóng vai trò quyết định” - luật sư Dương chia sẻ.
Cũng theo luật sư Trần Đại Dương, lợi nhuận của nhiều công ty KDĐC ở Việt Nam không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia bán hàng đa cấp. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa KDĐC ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Chính vì thế, người dân cần cẩn trọng khi quyết định tham gia vào mô hình bán hàng đa cấp.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41