Những “bảo mẫu” gieo chữ ở Trường Sa

Giữa Trường Sa xa xôi đầy nắng và gió, có những thầy giáo trẻ không quản khó nhọc ngày đêm cần mẫn dạy chữ cho các em học sinh. Ở nơi gian khó ấy, họ vừa là giáo viên, vừa là “bảo mẫu đặc biệt”, vừa là chiến sĩ. Niềm vui của họ là ngày ngày đứng trên bục giảng - một công việc không kém nhọc nhằn và thầm lặng nơi tiền tiêu tổ quốc.
20/11 không hoa của thầy cô hàng chục năm cắm bản
Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” năm học 2015-2016
Gieo chữ nơi lưng chừng trời

Nói đến dạy học ở Trường Sa, không thể không nói đến những thầy giáo trẻ “ba trong một”. Gọi là “ba trong một” bởi vừa là giáo viên, vừa là bảo mẫu, vừa là chiến sĩ.

Một ngày đối với thầy giáo Lê Xuân Quyết ở đảo Song Tử Tây là báo thức lúc 5 giờ 30 phút tập thể dục, 7 giờ sáng dạy chữ cho các em học sinh, 11 giờ cho các em về nhà, chiều đón các em tới lớp. Hết giờ học chiều, thầy Quyết lại cùng các em vui chơi, đá bóng, hoặc hướng dẫn các em trồng rau xanh. Hơn hai năm gieo chữ ở đảo Song Tử Tây, thầy Quyết trở thành “bảo mẫu đặc biệt” cho bọn trẻ. “Những lúc các em giận bố mẹ, tôi lại dỗ dành, cưng nựng để các em vui. Trong giờ học các em gọi thầy xưng con, ngoài giờ các em gọi chú xưng cháu. Có đứa lém lỉnh còn gọi là anh nữa. Những ngày đầu nghe các em gọi “anh Quyết”, tôi ngượng quá, nhưng rồi cũng thấy vui vui. Là thanh niên trẻ, việc dạy dỗ các em cũng nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần rồi quen”, thầy Quyết chia sẻ.

Những “bảo mẫu”  gieo chữ ở Trường Sa
Thầy giáo Đồng Minh Hiệp cùng các học sinh trên đảo Song Tử Tây

Cùng đồng hành với thầy Quyết trên đảo Song Tử Tây, thầy giáo Đồng Minh Hiệp cũng nguyện gắn bó với Trường Sa. Cũng như “bảo mẫu” Quyết, “bảo mẫu” Hiệp liên tục bận rộn như có con mọn. Sau một ngày dạy học, Hiệp trở về căn phòng riêng của mình phía đầu hồi trường học. Chỉ có chiếc giường cá nhân, cái bàn soạn giáo án đơn sơ. Mỗi đêm, trong căn phòng nhỏ ấy, thầy Hiệp cần mẫn soạn giáo án, chấm bài cho các em. Trong khoảng lặng giữa biển trời tổ quốc, thầy Hiệp nhớ về đất liền, nơi ấy có bố mẹ và bao người thân ngóng đợi. Anh không thể nào quên được những ngày đầu tiên đặt chân lên đảo. Tuy đã xác định tốt tư tưởng là công tác ở đây lâu dài, nhưng những đêm đầu tiên anh không kìm được xúc động vì quá nhớ đất liền. Những ngày sau đó anh thường ra bờ biển ngóng về phía chân trời tìm hình bóng một con tàu nào đó. “Bây giờ đã quen lắm rồi. Có tụi nhỏ như thêm niềm vui. Tiếng khóc, tiếng chào làm cho đảo rộn rã như ở đất liền”, Hiệp chia sẻ

Cũng gieo chữ ở “chân trời” tổ quốc, hai thầy giáo Lê Đức Anh và Nguyễn Ngọc Hạ ở đảo Sinh Tồn chẳng kém vất vả, khó khăn. Ngày đầu tiên đến đảo Sinh Tồn, thầy Hạ mắt đỏ hoe nhìn lên cột mốc chủ quyền. Hai tiếng Trường Sa, hình ảnh người lính Sinh Tồn tuần tra canh đảo, cùng ánh mắt những em bé thơ ngây khát khao học chữ làm thầy xúc động: “Được dạy học ở Trường Sa là một vinh dự. Ngoài dạy chữ, dạy kiến thức, tôi còn dạy các em về tinh thần hi sinh vì tổ quốc, lòng dũng cảm khi tổ quốc gọi tên. Lúc dạy học, tôi là thầy giáo, khi đảo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, tôi là chiến sĩ Trường Sa”, thầy Hạ chia sẻ.

Trường Sa đã từng ngày thay da đổi thịt. Ở giữa đại dương bao la ấy, có những thầy, cô giáo trẻ vẫn ngày đêm cần mẫn gieo chữ cho các em học sinh. Đến đảo Trường Sa lớn, nghe tiếng các em đọc vần ê a phát ra từ lớp học; đến đảo Song Tử Tây được nghe tiếng giảng bài ấm áp của thầy Quyết, thầy Hiệp; đặt chân lên đảo Sinh Tồn, xúc động bởi sự nhiệt tình hết lòng vì học sinh thân yêu của thầy Hạ, mới thấy được sự cống hiến, thầm lặng hi sinh của những người gieo chữ ở đây. Các thầy, cô đang làm công việc với tất cả tinh thần, nghị lực và đức hi sinh, vì thế hệ học sinh của Trường Sa hôm nay và mai sau, đang được chính lòng nhiệt huyết của các thầy, cô nuôi dưỡng ở “doi cát vàng” nhỏ bé mang hồn thiêng tổ quốc đặc biệt này.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động