Gieo chữ nơi lưng chừng trời

Giữa lưng chừng trời, quanh năm mây mù bao phủ,cái đói cái nghèo vẫn bủa vây từng nóc nhà, thôn, bản xã Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai). Khó khăn là vậy nhưng ngày ngày tại các điểm trường nơi đây các thầy cô giáo miền xuôi vẫn cần mẫn ươm mầm cho thế hệ trẻ.

Cơ sở vật chất khó khăn

Cách thành phố Lào Cai hơn 80km, Ngãi Thầu là xã biên giới của huyện Bát Xát, nằm trên cao chót vót. Dẫu được lãnh đạo phòng Giáo dục Đào tạo huyện Bát Xát dẫn đường nhưng phải mất hơn 4 giờ, chiếc xe gầm cao mới bò lên tới Trường tiểu học xã Ngải Thầu. Từ trung tâm huyện, chúng tôi men theo đường tỉnh 158, con đường càng lúc càng hẹp dần, chưa hết đoạn cua tay áo này lại sang đoạn cua tay áo khác khiến người ngồi trên xe hết nghiêng sang trái lại đổ sang phải. Đi hơn 50km, xe bắt đầu qua một khu rừng, nhiệt độ đột ngột giảm và cái lạnh ào ạt đến. Qua xã Y Tý, Ngải Thầu đón chúng tôi bằng một bầu trời đặc quánh mây mù. Suốt mấy chục cây số đường lên Ngải Thầu, chúng tôi như đang ở trên những đám mây bồng bềnh. Càng lên cao, mây và sương càng dày hơn. Bác tài phải giảm tốc hết mức, đèn mù được bật lên, còi xe nhấn liên tục. Ấy thế mà, thi thoảng tôi không khỏi thót tim khi ngay trước mặt lù lù một chiếc công nông từ trên đỉnh dốc lao tới. Con đường nhỏ, một bên là vách đá một bên là vực sâu buộc xe phải lùi lại nhường đường. Trường tiểu học Ngải Thầu hiện ra giữa mù sương. Trong cái lạnh cắt da, từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba má ửng hồng do nẻ tò mò nhìn những người khách lạ.

58453

58452

Chủ tịch xã Lồ A Xính giới thiệu với chúng tôi rằng, Ngải Thầu là xã vùng cao biên giới với địa hình  phức tạp, đường giao thông đi lại hết sức khó khăn, dân cư ở rải rác trên những triền núi, sống hoàn toàn bằng nghề nông. Xã có 7 thôn bản với 362 hộ (100% dân tộc H’Mông) với 1.810 nhân khẩu. Toàn xã có 500 học sinh đến trường ở 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường tiểu học Ngải Thầu có cán bộ giáo viên và học sinh nhiều nhất với 295 học sinh ở 19 lớp, tất cả học sinh đều phải ở nội trú.

Hết giờ học các em phải tự nấu ăn

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bát Xát tiếp lời, toàn huyện có 83 trường học trong đó hầu hết thuộc xã nằm trong diện 135 (xã nghèo) với hơn 2.000 giáo viên, nhu cầu nhà ở công vụ, nhà lưu trú cho học sinh rất lớn nhưng do điều kiện ngân sách hạn chế nên chỗ ở, sinh hoạt, học tập của thầy và trò rất khó khăn. Xã Ngải Thầu cũng không nằm ngoài khó khăn chung ấy. Trường có 27 giáo viên đều có gia đình riêng, hoặc bố mẹ ở xa nên tất cả đều có nhu cầu về chỗ ở. Cá biệt có trường hợp cả hai vợ chồng giáo viên đều cắm bản, con cái phải sống với ông bà. Nếu không có tình yêu con trẻ, tâm huyết với nghiệp trồng người thì các thầy cô không thể bám trụ nơi đây.

Kiên trì cắm bản

Giữa cái rét như cắt từng thớ thịt khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới 5 độ C, anh Phạm Đức Vinh, Hiệu phó Trường tiểu học Ngải Thầu trải lòng: Sinh ra và lớn lên ở huyện Vụ Bản ( Hà Nam), một lần lên thăm ông bà đi khai hoang ở Bát Xát, những ánh mắt trẻ thơ trong trẻo nơi đây đã hút hồn anh. Học hết lớp 12, anh nộp hồ sơ vào Trung cấp sư phạm Lào Cai. Năm 2000, tốt nghiệp ra trường, giữa nhiều lựa chọn, anh xung phong lên Ngải Thầu. “Những ngày đầu tiên cắm bản buồn và nhớ nhà vô cùng. Ở nơi mà quanh năm mây mù, không điện, không nước, bà con sống tự cung tự cấp, khiến tôi cũng nản. Có những hôm đi vận động trẻ đến trường, được chủ tịch xã dẫn đi bản, tôi sức trai mà chùn chân mỏi gối mới gặp được ngôi nhà sàn thấp lè tè bên vách núi. Mừng lắm nhưng cũng buồn ngay vì hầu hết người trong nhà không biết nói tiếng Kinh. Mọi cuộc đối thoại đều thông qua chủ tịch xã. Họ bảo, “chưa ấm cái bụng thì chưa cần tìm con chữ”, nên cho dù chúng tôi vận động thế nào, họ cũng không cho con em đến trường, anh Vinh kể lại những ngày đầu lập nghiệp.

“Đêm nằm ở lán bên trường học, gió rít từng hồi, đêm tối mịt mùng, tôi đã từng nghĩ sẽ bỏ nghề. Nhưng chỉ sáng mai thôi, nhìn thấy ánh mắt trong veo của mấy học trò… lòng tôi lại vui trở lại. Và tôi hiểu, việc gieo chữ nơi phên giậu Tổ quốc này, cần lắm sự kiên trì”, anh Vinh nói.

Học sinh trường tiểu học Ngải Thầu tại điểm trường chính

Đến giờ anh Vinh cũng không ngờ đã gắn bó với nơi này mười năm có lẻ. Anh bảo, từ năm 2005 khi đường điện được kéo về các bản, nhận thức của người dân cũng đã tốt hơn. Việc vận động trẻ đến trường không còn khó khăn như những ngày đầu.

“ Nơi này đã cho tôi tìm thấy một nửa cuộc đời mình. Vợ tôi sau khi sinh cháu thứ 2 xin được về dạy ở vùng thấp hơn. Còn tôi, xác định cắm bản lâu dài nơi này, vợ ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm bố nuôi hai con. Nhiều lúc, về nhà con gái hỏi, bao giờ bố lại về mà rớt nước mắt. Tiền bạc sao bù đắp được thiệt thòi cho con trẻ? Nhưng cứ nghĩ đến đám trẻ vùng cao còn khó khăn hơn con mình, tôi lại ngược đèo, ngược dốc để lên bản”,  giọng anh Vinh trùng lại.  

Ở ngôi trường này, mỗi thầy cô một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều rất trẻ và đều đam mê trồng người. Trong gian phòng bằng nứa lá dựng tạm bên bìa rừng, sát trường học, cô giáo Lý Thị Hiên, quê Thái Bình kể, tốt nghiệp trung cấp sư phạm cô xung phong lên đây. Việc đầu tiên để trụ lại nơi này là phải chịu khó, chịu khổ và chịu rét, đặc biệt là phải biết uống rượu. Người dân tộc chân chất, thật thà nhưng cũng khái tính. “Ngày đầu tiên em xuống bản, đến nhà nào cũng “ mời cô giáo uống rượu”. Theo thói quen dưới xuôi em chỉ nhấp nhấp lấy lệ. Vậy là chủ nhà “ không ưng”. Mất ba tháng sau được đồng nghiệp dạy uống rượu, dạy cách nói chuyện với người H’ Mông em mới dám quay trở lại bản”, cô Hiên nói. Giờ thì Hiên đã lấy chồng, cũng gửi con về cho bố mẹ ở quê chăm. Mỗi năm Hiên chỉ có 3 tháng hè trọn vẹn dành cho gia đình.

 “Nhớ chồng, nhớ con lắm chị ơi. Áy náy vì không làm tròn bổn phận làm mẹ, làm vợ nhưng nghiệp gắn vào thân mất rồi. Em yêu lũ trẻ, yêu công việc này nên đang tính sẽ xin chuyển chồng, con lên đây đoàn tụ”,  cô giáo Hiên tâm sự.

Chưa kịp uống hết với nhau chén rượu mầm thóc thì biển mù đã dày đặc kèm những cơn mưa rừng khiến đã rét càng thêm buốt, cả trường học bỗng chốc chìm nghỉm trong sương, chẳng còn nhìn rõ mặt người đối diện. Bác tài xế giục chúng tôi xuống núi, chậm chút nữa thôi là không thể về. Dọc đường đi, từng tốp cô giáo tiểu học, mầm non khăn áo lùng bùng tránh mưa, tránh rét hối hả trở về nhà . Họ trở về để tiếp thêm nhiệt huyết cho tuần sau trở lại với công việc trồng người nơi biên ải. Cứ thế, cứ thế từng thế hệ học trò vùng cao lớn lên bên sự yêu thương, tận tụy của các thầy cô miền xuôi.

N. Huyền

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ngày 12/7 vừa qua, tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức tuyên truyền kỹ năng PCCC đến người dân trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

Hà Nội: Đăng ký mới trên 64.000 phương tiện giao thông trong 6 tháng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), trong 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát giao thông đăng ký mới trên 64.000 phương tiện; nâng tổng số đang quản lý lên 8,1 triệu phương tiện, trong đó có 1,14 triệu ôtô; 6,95 triệu môtô,...
Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

Hà Nội: Hướng dẫn người dân 3 phương án đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Để thuận tiện nhất cho người dân, phục vụ tốt nhu cầu đổi giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, người dân có thể thực hiện 3 phương án, đặc biệt, có phương án người dân chỉ cần ra khỏi nhà 1 lần để khám sức khỏe, các nội dung còn lại có thể xử lý qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào 9h30 ngày 15/7 tại cơ sở kinh doanh chân gà nướng số 683 Đê La Thành (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

Xe khách bị đất vùi lấp ở Hà Giang, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Trong lúc di chuyển qua đoạn đường bị sạt lở ở Hà Giang, chiếc xe khách 15 chỗ bất ngờ bị đất đá vùi lấp. Đã có thi thể 7 nạn nhân được xác định tử vong trong vụ tai nạn.
Xem thêm
Phiên bản di động