20/11 không hoa của thầy cô hàng chục năm cắm bản

Nhiều năm đi dạy, cô Hiền mấy lần định xách túi về xuôi nhưng lại không đành lòng, cô Hằng bật khóc khi nhìn nắm cơm ăn với muối của học trò...
Lấy vợ giáo viên... sướng lắm
Thăm hỏi giáo viên có hoàn cảnh khó khăn

Cô Đỗ Thị Thúy Hiền (38 tuổi), giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang) có dáng người nhỏ bé, chỉ nặng chưa đầy 40 kg. Gác lại hạnh phúc bản thân và bệnh tật của riêng mình, cô Hiền đã 13 năm cắm bản, dạy các lớp học bên vách núi tai mèo ở nơi địa đầu tổ quốc.

20-11-khong-hoa-cua-thay-co-hang-chuc-nam-cam-ban
Cô Hiền có dáng người nhỏ bé, chỉ nặng hơn 40 kg. Ảnh: Hoàng Phương.

Ra trường năm 2002, cô rời Tuyên Quang, bắt đầu dạy các lớp học ở Hà Giang. Nhớ lại ngày đầu tiên lên trường phải leo đường mòn đá tai mèo lởm chởm, cô đã bật khóc vì mệt mỏi, chán nản. Tháng đầu tiên lên trường còn không có gạo, các cô chỉ ăn toàn ngô như đồng bào Mông. Tuổi thanh xuân của cô và đồng nghiệp cứ trôi qua trong ánh đèn dầu leo lắt và những đêm dài lê thê.

Gắn bó với điểm trường Khẩu Khứ được vài năm thì sức khỏe cô bắt đầu giảm sút, chỉ có hơn 30 kg. Sau thời gian điều trị, cô mới biết mình bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha từng đi chiến trường. Sức khỏe không tốt, trái nắng trở trời là cơ thể đau nhức, nhiều hôm cô sốt gần một ngày mới có người phát hiện ra. Cuộc sống quá khó khăn, mấy lần cô dự định gấp quần áo, xách túi về xuôi. Nhưng học trò biết, mếu máo "Cô đi rồi thì bọn em học với ai", thế là cô ở lại.

"Nói không nản là nói dối. Nhưng mà sống ở đâu lâu thì ắt sinh tình. Đất và người chân thật nơi đây trở thành quê hương thứ hai của mình, học trò, đồng bào là người thân", cô chia sẻ thật lòng.

20-11-khong-hoa-cua-thay-co-hang-chuc-nam-cam-ban-1
Thầy Xuân được tuyên dương vì những đóng góp cho giáo dục vùng cao

Mái tóc điểm bạc, thầy Lò Văn Xuân (58 tuổi), giáo viên Tiểu học Mường Lèo (Sốp Cộp, Sơn La) có 35 năm gắn bó với vùng cao. Trường nằm cách trung tâm huyện gần 60 km, là nơi xa nhất của huyện, tổng cộng 9 điểm trường thì có 6 điểm giáp đường biên.

Gắn bó với Mường Lèo từ những năm 1977, biết bao thế hệ học trò nơi đây lớn lên dưới sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy. Ông giáo già thông thạo cả tiếng Thái, Mông và Khơ Mú, giao tiếp, sinh hoạt chẳng khác người bản địa là bao.

Thầy chia sẻ, giáo viên cắm bản ngoài nhiệt huyết thì quan trọng là sự kiên trì. Kiên trì để không bỏ học sinh nơi đây và kiên trì để vượt qua chính mình. Già nửa cuộc đời gắn bó với học sinh miền núi, thầy chứng kiến nhiều đồng nghiệp vì những khó khăn mà bỏ cuộc giữa chừng, không chịu được gian khổ phải bỏ cuộc về miền xuôi hoặc xin làm công việc khác.

"Ngày 20/11, thầy cô khác có hoa, có quà, đồng bào nơi đây còn mải mê đi nương rẫy, học sinh còn không biết đó là ngày gì. Nên nhiều lúc đồng nghiệp động viên nhau, vượt qua những phút chạnh lòng, vượt qua tất cả để tiếp tục công việc", thầy chia sẻ.

Cô Lê Thị Hằng (54 tuổi), giáo viên trường Tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh, Thanh Hóa) có thâm niên cắm bản chẳng kém thầy Lò Văn Xuân. 33 năm trăn trở với nghề cũng là từng ấy thời gian cô gắn bó với miền núi. Bước chân cô Hằng đặt lên khắp các bản từ xã Yên Thắng đến Đồng Lương. Những ngày đầu đi dạy, cô từng bật khóc khi nhìn học trò bốc cơm ăn với muối. Học sinh người dân tộc nghèo, thiếu ăn, đôi khi còn đói lả trong lớp học. Nhiều hôm tan giờ học, các cô ở trường nấu cơm, học trò cũng ở lại, vậy là cô trò ăn cùng nhau.

20-11-khong-hoa-cua-thay-co-hang-chuc-nam-cam-ban-2
Cô Lê Thị Hằng 33 năm là giáo viên cắm bản. Ảnh: Hoàng Phương

Bữa cơm chỉ có chút rau và vài con cá khô, nhưng học trò ăn được mấy bát, nhìn mà ứa nước mắt", cô kể và nghiệm rằng đó là cuộc sống của hàng trăm học sinh ở những vùng xa khó khăn nhất, trải khắp miền Tây xứ Thanh này, từ Lang Chánh, đến Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát.

Khi về Đồng Lương dạy học, cô dạy ở tất cả các điểm trường lẻ của xã, nhiều nhất là bản Thung. Nơi đây có 24 học sinh được chia làm 5 lớp, đông nhất 8 em, ít nhất 4 em. Trong cặp cô lúc nào cũng có vở, bút và đồ dùng học tập để cho học sinh. Trò của cô lên lớp đều đều, còn có em học lực khá, giỏi, là nguồn động viên lớn nhất cho cô Hằng suốt nhiều năm cắm bản.

Chỉ còn một năm nữa là cô Hằng sẽ về hưu. "Rồi đây, không biết những người trẻ sau này có chịu được kham khổ mà gắn bó với học trò hay không. Nếu các thầy cô buông tay, không biết lũ trẻ sẽ ra sao", cô trăn trở.

Hoàng Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động