Nhồi máu cơ tim đang "trẻ hóa" - chuyện không nhỏ

Mới đây, sân bay Tân Sơn Nhất xác nhận ngày 31/3, thi thể Cơ trưởng L.K.H, thuộc hãng hàng không Mandarin, Đài Loan (Trung Quốc), đã được đưa về nước.
nhoi mau co tim dang tre hoa chuyen khong nho Bệnh viện E: Cấp cứu thành công cho một du khách Trung Quốc bị nhồi máu cơ tim
nhoi mau co tim dang tre hoa chuyen khong nho 5 thay đổi giúp giảm mỡ máu bền vững
nhoi mau co tim dang tre hoa chuyen khong nho Tim mạch bị ảnh hưởng như thế nào khi ngồi làm việc nhiều?
nhoi mau co tim dang tre hoa chuyen khong nho
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim (ảnh FamilyDoctor.org)

Trưa ngày 28/3, Cơ trưởng L.K.H, 35 tuổi, bị ngất ngay khi máy bay Boeing 737 - 800, chuyến bay AE1858 đang chờ lệnh ra đường băng để cất cánh. Đội y tế cảng hàng không Tân Sơn Nhất nhanh chóng sơ cứu và đưa phi công đến BV 175. BV thông báo nạn nhân đã ngừng tim, ngừng thở trước khi đến viện, nguyên nhân do nhồi máu cơ tim (NMCT). Được biết, bằng lái và giấy khám sức khỏe của phi công này còn thời hạn hiệu lực đến tháng 2/2020.

Nhiều ca bệnh còn rất trẻ

Theo y văn kinh điển, nam giới mắc bệnh mạch vành gây NMCT trung bình khoảng 55 tuổi, nữ giới khoảng 65, nhưng nhiều năm nay số người trẻ tuổi bị NMCT tăng đột biến.

Đang đánh cầu lông, anh Trần Đức C, 33 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, đột nhiên ôm ngực ngã quỵ. BV Bạch Mai chẩn đoán NMCT cấp và dùng ngay thuốc tiêu sợi huyết nên cục máu đông làm tắc mạch vành tan ra, thoát khỏi lưỡi hái tử thần. BS cho biết, động mạch vành (ĐMV) của tim có nhiều mảng xơ vữa, có thể gây tắc nghẽn bất cứ lúc nào nên nguy cơ NMCT luôn treo lơ lửng, chưa kể đột quỵ do tai biến mạch não... Anh Nguyễn Ngọc L, 38 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển đến BV E trong tình trạng sốc tim, đau dữ dội vùng ngực trái, nguy cơ ngừng tim, tử vong nếu không xử lý nhanh.

Các BS Trung tâm tim mạch quyết định đưa thẳng vào phòng tim mạch can thiệp. Hồi sức tích cực và chụp ĐMV qua da được triển khai ngay. BS Phan Thảo Nguyên, người trực tiếp làm thủ thuật cấp cứu cho biết, ĐMV phải hẹp 99% do huyết khối. Tiến hành hút huyết khối và đặt stent, sau 20 phút can thiệp, bệnh nhân hết đau ngực, mạch, huyết áp ổn định.

Không ít người rất trẻ đã bị NMCT. Bệnh nhân V.T.L, mới 20 tuổi, từ Cà Mau chuyển đến Viện tim TP. HCM với chẩn đoán hẹp - hở van hai lá 4/4. Khám lâm sàng và xét nghiệm, thấy tim không to nhiều (biến chứng của hẹp - hở van) nhưng bóp yếu. Nghi có NMCT nên chỉ định chụp ĐMV, phát hiện tắc hai nhánh, nghĩa là nhồi máu hai vùng cơ tim cùng lúc.

Với một người 20 tuổi, tắc ĐMV rất hiếm gặp và những ca tắc hai nhánh như thế này, tử vong 30 - 50% trước khi nhập viện. Khoảng 10 giờ, khi đang đánh cá ngoài biển, anh Nguyễn Tấn C, 21 tuổi, ở xã Mỹ Thành, Phù Mỹ, Bình Định, thấy đau thắt ngực, cứ khoảng 5 phút một cơn, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, được đưa vào khoa Nội Tim mạch, BVĐK Bình Định lúc 15 giờ 30 cùng ngày.

Xét nghiệm men tim, điện tim, siêu âm tim, X-quang tim phổi lúc vào viện đều bình thường, được theo dõi tại khoa. Ngày hôm sau, xét nghiệm lại, men tim tăng hơn 10 lần, tuy nhiên men tim cao có thể do viêm cơ tim hoặc NMCT. Để loại trừ, chỉ định chụp ĐMV, thấy huyết khối gây tắc hoàn toàn ĐMV phải. Sau can thiệp và đặt stent, bệnh nhân hết đau ngực; mạch, huyết áp ổn định; tự đứng và đi lại được. Bệnh nhân này hút mỗi ngày hơn 1 gói thuốc lá!

Nhồi máu cơ tim là thế nào

Định nghĩa lần thứ ba toàn cầu về NMCT cấp là hoại tử một vùng cơ tim bởi thiếu máu cục bộ do co thắt mạch hay nghẽn, tắc ĐMV do xơ vữa tại chỗ hoặc cục máu đông, mảng xơ vữa từ nơi khác đến (còn gọi là suy vành hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ mãn tính). Y văn thế giới khẳng định không ai qua được cơn NMCT thứ ba.

NMCT có rất nhiều biến chứng mà suy tim cấp là hàng đầu do rối loạn nhịp tim nhanh; rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (gián đoạn dẫn truyền hệ thần kinh tự động của tim) làm nhịp rất chậm; tắc nghẽn ĐMV thứ phát là chính cục nghẽn gây ra NMCT ban đầu to thêm hoặc hình thành những cục máu đông trong buồng tim gây tắc mạch phổi; vỡ tim; thủng vách giữa hai tâm thất; đứt cột cơ tim gây hở van hai lá; gây hội chứng Dressler gồm viêm màng ngoài tim, tràn dịch khoang màng tim và khoang màng phổi; các cơn đau ngực lan tỏa (đau thần kinh nhạy cảm); các cơn đau thắt ngực tái phát; phồng vách tim. NMCT gây chết đột ngột nhiều nhất ở giờ đầu tiên, ngày đầu tiên và nhiều nhất là do rung thất (nhịp tim trên 350 lần/phút), ít hơn theo thứ tự là rung nhĩ, cơn nhịp nhanh thất (nhịp tim khoảng 200 - 250 l/ph, làm tim suy cấp), tắc mạch phổi lớn, vỡ tim...

Lại không hiếm những cơn NMCT im lặng: không đau thắt ngực, chỉ phát hiện được khi ghi điện tim và thường xảy ra ở những ca hẹp ĐMV dưới 50%, khi có yếu tố thuận lợi như trạng thái tâm lý căng thẳng; đã đặt stent mạch vành; đặc biệt, theo nhiều thống kê quốc tế, khoảng 17% - 39% người tiểu đường có cơn NMCT im lặng.

Sau cơn NMCT đầu tiên có nguy cơ cao NMCT im lặng hoặc NMCT không điển hình (triệu chứng mờ nhạt) với các yếu tố thuận lợi khác là rối loạn nhịp tim, suy tim mãn (không phải do NMCT); ngưng thở khi ngủ; thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ, người cao tuổi, phụ nữ. Không có cách nào khác để phát hiện NMCT (số tử vong bằng NMCT điển hình) im lặng ngoài khám sức khỏe định kỳ và người cao tuổi, tăng Cholesterol máu, cao huyết áp, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, có stress kéo dài... phải kiểm tra điện tim thường xuyên hợp lý để phát hiện.

Cholesterol máu cao là nguyên nhân của khoảng 50% và tăng huyết áp (HA) được cho là gây ra khoảng 40% các trường hợp NMCT, HA càng cao nguy cơ NMCT càng nhiều. Người tiểu đường có khoảng 50% nguy cơ xơ vữa mạch vành ở nam và 100% ở nữ. Những người lạm dụng rượu, bia; ít vận động; người béo phì, nhất là béo phì bụng; bị stress trường diễn thuộc nhóm nguy cơ cao.

Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu toàn cầu thì người hút thuốc lá có nguy cơ xơ vữa mạch vành cao hơn 60% người không hút. Vì khói thuốc lá làm tăng nồng độ Carbon monoxide (CO - một chất độc) trong máu, phá hủy tế bào nội mạc (mặt trong) mạch máu, đương nhiên có mạch vành, gia tăng tập trung tiểu cầu, nghĩa là tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ NMCT độc lập với các yếu tố khác...

Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền: gia đình có nam dưới 55 và nữ dưới 65 tuổi mắc bệnh mạch vành, thế hệ sau mắc bệnh gấp 3 - 4 lần gia đình không có người mắc; một vài bệnh hiếm gặp có thể gây biến chứng NMCT như bệnh viêm động mạch chủ và các nhánh chính của nó, bệnh cầu cơ mạch vành...

Sau thế chiến thứ 2, các nước phát triển giật mình khi thấy số bệnh nhân chết do NMCT hàng năm nhiều hơn số chết vì chiến tranh thông thường. Mỗi năm, thế giới có 2,5 triệu người chết do NMCT. Ở Mỹ, năm 2009, có 386.324 người chết do NMCT; mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca mới và 280.000 ca tái phát, 150.000 ca im lặng.

Ở Việt Nam, năm 2003, nhập viện vì NMCT cấp là 4,2% số bệnh nhân, năm 2007 là 9,1%; số NMCT những năm qua cứ năm sau cao hơn năm trước 15 - 20% (theo Viện Tim mạch quốc gia). BV Chợ Rẫy, TPHCM, năm 2010 có 1.538 ca nhập viện vì NMCT, 267 ca tử vong. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành, các thuốc tiêu huyết khối, can thiệp ĐMV cấp cứu và tiến bộ về các thuốc phối hợp đã giảm tử vong do NMCT cấp thế giới xuống dưới 7%, so với trên 30 % trước đây.

Bệnh mạch vành có thể hạn chế được

Tăng nhanh số người mắc bệnh tim mạch, tăng HA, nhất là số người 25 - 40 tuổi ở Việt Nam, trong đó có NMCT rất đáng lo ngại bởi số tử vong rất cao và suy giảm nhân lực lao động. Gần đây, hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham, Mỹ, công bố kết quả mổ tử thi 1.000 ca đột tử thấy 20 - 51% nam và 6 - 10% nữ độ tuổi 35 - 54 là do NMCT, cho thấy bệnh này đang trẻ hóa toàn cầu.

Nhịp sống ngày càng hối hả và nguyên nhân gây NMCT đã rõ thì không có cách nào khác ngoài bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện đủ cường độ, thời gian. Giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh ĐMV... bằng cách ăn nhiều rau và cân đối đạm động - thực vật; ưu tiên các loại đậu, đỗ, đặc biệt là đậu nành vì có nhiều axít béo không no Omega 3, tốt cho tim mạch.

Nghiên cứu trên 65.000 phụ nữ Trung Quốc, ăn ít nhất 7,4g đạm đậu nành/ngày, giảm 75% nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu mới đây ở Nhật Bản, uống 400ml sữa đậu nành/ngày giảm đáng kể Cholesterol máu. Đan Sâm, Tam Thất, Mạch Môn, Đỏ Ngọn, Bồ Hoàng, Hoàng Bá, Sơn Tra, là những vị thuốc quý cho tim mạch, đặc biệt là chống đau thắt ngực.

Phải nghĩ ngay đến NMCT khi đau thắt ngực như có vật đè nặng, ép chặt ngực..., đau một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm hoặc trên rốn; tim đập mạnh liên hồi; khó thở xuất hiện trước hoặc cùng cơn đau ngực. Toát mồ hôi lạnh. Rất mệt mỏi và khó chịu...

Người mắc bệnh ĐMV phải uống thuốc giãn mạch vành, phòng huyết khối, hạ HA theo chỉ định, tuyệt đối không được bỏ thuốc. Ngậm dưới lưỡi ngay Risordan hoặc Nitroglycerine khi có cơn đau thắt ngực. Sau 5 phút, cơn đau, khó thở không giảm hoặc mất có thể dùng thuốc lần 2. Nếu có Aspirin được kê đơn thì uống 1 viên để phòng huyết khối và nhanh chóng đến BV, không nên để quá 15 phút.

Theo BS Văn Bình/laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).

Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động