Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp sau chấn thương
Bảo tồn thận thành công cho bệnh nhân ung thư thận tại Cần Thơ Cứu sống hai bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp Tracodi tham gia xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng |
Ngày 16/2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp vừa cứu sống một bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau chấn thương.
Cụ thể, bệnh nhân nam T.P.T (21 tuổi, ngụ quận Ô Môn, Cần Thơ) bị tai nạn giao thông được nhập viện với nhiều vết thương đầu mặt và đau ngực. Bệnh nhân bị đa chấn thương, tình trạng nặng nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào ngày 8/2 (ngày 29 Tết Giáp Thìn).
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. |
Bệnh nhân đã được hội chẩn nhiều chuyên khoa gồm: Tim mạch can thiệp, Nội Tim mạch, Ngoại Lồng mạch máu, Ngoại thần kinh, Mắt... Sau đó, bệnh nhân có chỉ định can thiệp mạch vành cấp cứu.
Kết quả ghi nhận, tắc từ lỗ động mạch vành liên thất trước (động mạch vành trái), tổn thương dạng bóc tách. Can thiệp thành công sang thương bằng một stent phủ thuốc với thời gian 35 phút. Chụp kiểm tra dòng chảy tốt, được chuyển khoa Tim mạch can thiệp chăm sóc và điều trị. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân được xuất viện vào ngày 14/2.
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Triệu, thông thường xơ vữa mạch vành là nguyên nhân phổ biến gây nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên 20% nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ thứ phát không phải nguyên nhân do xơ vữa. Bao gồm thuyên tắc mạch vành, tình trạng tăng đông, bóc tách mạch vành, dị dạng bẩm sinh động mạch vành, viêm mạch máu, xạ trị trung thất.
Việc xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp sau khi bị chấn thương xuyên ngực là vô cùng hiếm, hiện nay chỉ ghi nhận được vài trường hợp trong y văn, chủ yếu là do bị đạn bắn. Do đó, đối với các trường hợp chấn thương ngực, đặc biệt là chấn thương ngực đụng dập, triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân cần được xem xét cẩn thận, thực hiện các phương pháp cận lâm sàng cần thiết để loại trừ nhồi máu cơ tim.
"Nhồi máu cơ tim là một bệnh cảnh cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, diễn tiến phức tạp. Bệnh xảy ra phần lớn ở các bệnh nhân lớn tuổi, có nguy cơ tim mạch cao, nhiều bệnh lý nền tim mạch. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân trẻ, nguy cơ tim mạch rất thấp, đặc biệt ở những trường hợp khởi phát nhồi máu cơ tim sau sang chấn như trường hợp vừa nêu", bác sĩ Triệu cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Longform 27/10/2024 09:07