Nhiều tín hiệu vui từ chiến lược tái bản sách cũ
Ra mắt tập sách ảnh "Phút giây đáng nhớ" | |
“Văn hóa lối sống đô thị Hà Nội”: Một cái nhìn tổng quát! |
Chinh phục độc giả trẻ
Nhã Nam có thể nói là đơn vị chú tâm vào việc đưa những đầu sách “vang bóng một thời” đến với công chúng. Từ tháng 6/2014 đến nay, hàng loạt những đầu sách tên tuổi như “Gió đầu mùa” (Thạch Lam), “Vang bóng một thời” (Nguyễn Tuân), “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng), “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng), “Lều chõng” (Ngô Tất Tố)…được công chúng hào hứng đón nhận. Mai Anh, sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật Hà Nội, cho biết, thú vui cuối tuần của mình là đi lùng những cuốn sách kinh điển được tái bản để góp vào bộ sưu tập sách quý của mình. Cũng theo Mai Anh, những cuốn sách được tái bản với diện mạo mới như bìa sách được thiết kế hiện đại, giấy in có độ dai và bền hơn...đã đem lại cảm giác thú vị cho độc giả.
Nói về chiến lược này, đại diện Công ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam đã xác nhận, không chỉ làm tốt vai trò cầu nối giữa độc giả với những tác phẩm kinh điển, Nhã Nam còn rất chú trọng vào việc đầu tư, “thay áo mới” cho mỗi cuốn sách. Ngoài chất lượng nội dung đã được thẩm định, thì diện mạo mới của mỗi cuốn sách góp phần thổi hồn hiện đại cho tác phẩm khiến độc giả, đặc biệt là những người trẻ không còn tâm lý “già nua” khi tiếp cận các tác phẩm nữa. Cho đến nay, bên cạnh những tác phẩm hiện hành, Nhã Nam vẫn tiếp tục cho ra những ấn phẩm được tái bản mà gần đây là “Tố Tâm” (Hoàng Ngọc Phách), “Nắng trong vườn” (Thạch Lam), “Anh phải sống” (Khái Hưng – Nhất Linh)…
Vào trung tuần tháng 7/2015, nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), ba tác phẩm của ông vừa được tái bản, đó là tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì”, kịch “Vũ Như Tô” và truyện lịch sử “Hai bàn tay chiến sĩ” được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản. Đặc biệt, cuốn “Hai bàn tay chiến sĩ” là một trong những cuốn sách nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi được xuất bản trong những ngày đầu thành lập NXB Kim Đồng. Nhân vật chính của cuốn sách có nguyên mẫu là chiến sĩ Nguyễn Văn Bẩm, mà tác giả có dịp gặp gỡ trong hội nghị chiến sĩ toàn quân năm 1952. Tác phẩm được cố nhà văn Tô Hoài đánh giá là “một trang anh hùng đời đời của dân tộc ta”, một “tinh thần dũng cảm đến tột cùng”. Điều này chứng tỏ đối tượng đọc sách tái bản mà các nhà xuất bản đang hướng tới ngày càng trẻ hóa. Chị Ngọc Hạnh (Nguyễn Chí Thanh) cho biết: “Giữa lúc sách vở được xuất bản ồ ạt thế này, việc xâm nhập của dòng sách ngoại lai, sách có nội dung không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi là mối lo của phần lớn các bậc phụ huynh. Do không đủ thời gian để tự mình kiểm định trước khi cho các cháu đọc nên tôi thường ưu tiên chọn những cuốn viết về các danh nhân, về truyền thống, lịch sử trước".
Sách được tái bản của cố nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được nhiều người đón nhận |
Giá trị truyền thống cũng cần được thay áo mới
Trên thực tế, số lượng đầu sách tên tuổi được tái bản không thực sự nhiều so với sách mới nhưng việc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược in lại những đầu sách tên tuổi cũng là một tín hiệu khá tích cực của thị trường sách, chứng tỏ những giá trị trường tồn của văn học nước nhà. Ths Trần Thị Thục, giảng viên khoa Văn (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho biết: "Những tác phẩm kinh điển được tái bản có tác dụng lớn trong việc khơi dậy tình yêu văn học cho giới trẻ hiện nay. Đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu nhi, việc tiếp cận với những tác phẩm đó là một hình thức thưởng thức văn học gần gũi hơn, giúp các em tiếp xúc với những tác phẩm này trước khi làm quen với nguyên tác trong chương trình học chính khóa...”.
Trao đổi về vấn đề này, PGS - TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, cho rằng, việc in lại các ấn phẩm cũ là một việc làm đáng hoan nghênh nhằm khẳng định lại một lần nữa về sức sống bền bỉ của văn học nước nhà, giúp cho các thế hệ trẻ biết thời đại của ông bà, cha mẹ chúng đã sản sinh ra những tác phẩm xuất sắc đến thế. Về phía độc giả, trong bối cảnh chất lượng sách bát nháo như hiện nay, tìm mua cho con em mình những cuốn sách kinh điển được tái bản được xem như một giải pháp an toàn trong việc xây dựng văn hóa đọc. Còn về góc độ cạnh tranh với thị trường, điều này chứng tỏ sự khan hiếm những tác phẩm xuất sắc nên những người làm sách vẫn phải chọn giải pháp đưa những món ăn truyền thống lên bàn tiệc. “Những người làm sách đã có những nỗ lực nhằm làm mới những câu chuyện cũ để thu hút sự chú ý của công chúng, trên cơ sở tôn trọng nguyên tác của tác phẩm đó", ông Đức cho biết thêm.
Mới đây, nhân dịp sinh nhật của Giáo sư Trần Văn Khê (24/7), cuốn tự truyện cuối đời của giáo sư đã được tái bản lần thứ sáu với tên gọi “Tự truyện Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê: Trí Tuệ để lại cho đời” do Nhà xuất bản Thông tấn và Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt-First News phát hành. Tự truyện “Trần Văn Khê – Những câu chuyện từ trái tim” phát hành lần đầu vào tháng 7/2010 nhân dịp giáo sư tròn 90 tuổi, gồm 12 câu chuyện kể về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư được trải dài từ thời thơ ấu cho đến tuổi thanh niên đầy hoài bão. Trong lần tái bản thứ 6 này, cuốn sách được viết tiếp trong giai đoạn trước khi giáo sư qua đời, khi tình hình sức khỏe của ông đang có những chuyển biến tiêu cực. |
Linh Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07