Ra mắt tập sách ảnh "Phút giây đáng nhớ"
Quyết sách trong những khoảnh khắc | |
Triển lãm "Đất nước - 70 năm một chặng đường" | |
“Văn hóa lối sống đô thị Hà Nội”: Một cái nhìn tổng quát! |
Sáng 27/8 tại Hà Nội đã diễn ra buổi gặp giới thiệu sách “Phút giây đáng nhớ” với sự hiện diện của nhiều cựu chiến binh chiến trường Quảng Trị năm xưa: Trung tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1; Thiếu tướng, anh hùng LLVTND Trương Hữu Quốc, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an; Nhà báo Phạm Hoạt, nguyên Trưởng phân xã Việt Nam Thông tấn xã tại Quảng Trị; bà Thúy Hằng, nguyên y tá Văn phòng Thị ủy Quảng Trị trong chiến tranh, người đã chăm sóc vết thương cho cựu chiến binh Nguyễn Minh Vỹ…
Tập sách “Phút giây đáng nhớ” - Ảnh: Nguyễn Hoài. |
“Phút giây đáng nhớ” dày 168 trang, khổ 21 x 25 cm, giới thiệu hàng trăm bức ảnh chiến trường vô giá của một tay máy không chuyên. Có thể coi đây là một trong những phát hiện lớn của Nhiếp ảnh Việt Nam trong năm 2015.
Nguyễn Minh Vỹ sinh năm 1945, tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Điện tử Tự động hóa tại Liên Xô (cũ) và là một trong ba thành viên sáng lập (cùng với Tiến sĩ Hoàng Văn Nghiên và Tiến sĩ Ninh Văn Miển) của Điện tử Hà Nội HANEL lừng danh một thời.
Đúng ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, 22 tháng 12 năm 1966, Nguyễn Minh Vỹ đoàn cán bộ chi viện miền Nam của Ban Thống nhất Trung ương chính thức lên đường hành quân vào chiến trường miền Nam. Hồi đó, chiến trường bị chia cắt ra nhiều vùng, nên vô tuyến điện vẫn là phương tiện thông tin chủ yếu. Nguyễn Minh Vỹ được phân công trực tiếp làm nhiệm vụ tại Đài Vô tuyến điện Quảng Trị.
Là một tay máy không chuyên, nhưng bằng sự đam mê nhiếp ảnh, Nguyễn Minh Vỹ đã từng chụp hàng ngàn bức ảnh tại chiến trường Quảng Trị. Hàng trăm chiếc trong số đó đã được Thông tấn xã Việt Nam sử dụng và công bố thời kỳ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
Tác giả Nguyễn Minh Vỹ đã từng chụp hàng ngàn bức ảnh tại chiến trường Quảng Trị. |
Trong những năm tháng gian khổ, ác liệt ấy, Điện báo viên Nguyễn Minh Vỹ ngoài phương tiện thông tin liên lạc, cây súng bộ binh, ông còn luôn mang theo bên mình hai chiếc máy ảnh do Liên Xô (cũ) và Cộng hòa Dân chủ Đức sản xuất để ghi lại những “phút giây đáng nhớ”. Biết Nguyễn Minh Vỹ say mê chụp ảnh, có đồng đội còn tặng ông thêm chiếc máy ảnh của Mỹ, chiến lợi phẩm thu được sau một trận đánh.
Năm 1971, sau khi Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Trị được thành lập, Nguyễn Minh Vỹ là một trong những thành viên đầu tiên và nhiệt tình tác nghiệp nhất.
Hàng ngàn bức ảnh chiến trường Quảng Trị đã được Nguyễn Minh Vỹ ghi lại. Nhưng một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất mà ông Vỹ hay nhắc tới là lần đi chụp ảnh Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm Quảng Trị năm 1973.
Để chuẩn bị tư liệu cho việc xuất bản cuốn sách này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Vỹ dành thời gian làm việc với bộ phận lưu trữ ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, tìm lại những bức ảnh ông đã chụp năm xưa. Sau đó, ông còn phải cất công đến nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước, tìm gặp các đồng đội cũ của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 để xác định bản quyền ảnh hợp pháp của mình.
Đại tá, Nhà văn Đặng Vương, người tổ chức bản thảo và biên soạn sách cho biết: Lần xuất bản này, dù được chuẩn bị khá công phu, nhưng chỉ được coi như “phiên bản thử nghiệm”. Ông sẽ mời cựu chiến binh trong Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 và bạn đọc cả nước cùng sưu tầm và “góp cổ phần” ảnh tư liệu chiến trường Quảng Trị với Tiến sĩ Nguyễn Minh Vỹ. Hy vọng, cuốn sách sẽ có thêm hàng trăm trang nữa. Dự kiến, phiên bản chính thức của “Phút giây đáng nhớ” sẽ mắt bạn đọc tháng 12 năm nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40