Nhanh vài giây, chậm cả đời
Khu vực ngoại thành: Ẩn họa mất an toàn giao thông | |
Đảm bảo trật tự giao thông khi người dân trở lại Hà Nội học tập, công tác | |
Nét đẹp của văn hóa nhường đường |
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì có tới 92% số các vụ tai nạn giao thông xảy ra là do con người. Một trong số đó chính là vượt đèn đỏ.
Ngày nay hầu hết các tuyến đường trên địa bàn Hà Nội đều sử dụng đèn tín hiệu có đếm ngược thời gian. Thật không khó để thấy người tham gia giao thông vượt đèn đỏ trên khắp các tuyến đường khi không có cảnh sát giao thông. Tại hầu hết các điểm giao thông có đèn tín hiệu, khi đồng hồ đếm ngược còn đến 3 giây, các phương tiện giao thông đã bắt đầu chuyển bánh, bất chấp việc vi phạm và có thể gây tai nạn.
Ảnh minh họa. |
Khi được hỏi tại sao lại không thể chờ được thêm vài giây nữa trước khi đèn tín hiệu chuyển qua đèn xanh, anh Biên (nhân viên văn phòng) cho biết: “Thấy người ta đi cả thì mình cũng đi thôi”. Hóa ra thói quen này xuất phát từ thói quen đám đông, từ suy nghĩ “Không phải một mình mình là được”. Họ chỉ thấy nhanh được vài giây, cũng chẳng bị cảnh sát giao thông bắt phạt nhưng đâu biết rằng việc làm đó không chỉ tạo nên một nếp sống không văn minh mà còn ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu những hiểm họa về an toàn giao thông, có thể gây nguy hiểm cho chính mình và cả những người khác.
Đã có biết bao nhiêu vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra chỉ vì vượt đèn đỏ, trong đó có không ít những người chấp hành đúng luật giao thông đường bộ trở thành nạn nhân của các vụ tại nạn thương tâm do những người vượt đèn đỏ bất chấp quy định. Hay một tình huống khác, bạn Hằng (sinh viên) cho biết: "Mình vẫn luôn tự ý thức được việc phải chấp hành luật giao thông nhưng mỗi lần còn 3 giây nữa trước khi đèn tín hiệu chuyển xanh mình không di chuyển thì liền bị những người phía sau liên tục bóp còi, có người còn chửi mình khùng nữa".
"Nhanh một giây, chậm cả đời". Câu nói như một lời cảnh tỉnh với tất cả những người tham gia giao thông. Bạn sẵn sàng bỏ ra vài phút để chờ một người bạn đến muộn hay thêm một vài phút đợi đến lượt mình gọi một ly trà sữa mình yêu thích, vậy tại sao không thể chờ thêm 3 giây nữa trước khi đèn tín hiệu chuyển từ đèn đỏ qua xanh rồi mới chuyển bánh? Hãy đừng chỉ xem việc chờ đèn tín hiệu ấy là việc đối phó mà hãy xem nó như một hành động cần thiết, cùng mọi người tham gia xây dựng văn hóa giao thông, một nét văn minh đô thị.
Trang Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm
Giao thông 17/12/2024 09:44
Cần quyết tâm cao để hiện thực hóa các mục tiêu Net zero
Giao thông 17/12/2024 09:05