Nhầm lẫn ở khâu nào?
Vụ trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa Ba Vì: Chưa thống nhất được mức bồi thường | |
Yêu cầu xử lý nghiêm kíp trực trao nhầm con ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì |
Nhầm lẫn hai cháu bé sinh cách nhau 20 phút
Câu chuyện hy hữu trên xảy ra với gia đình anh Phùng Giang Sơn (SN 1990, ở Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội). Cụ thể, cách đây 6 năm, vào 7h10 ngày 1/11/2012, vợ anh Sơn là chị Phùng Thị Thu Hiền đã sinh con tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Khi nhận con, vợ chồng anh Sơn đã nghi ngờ nhầm tã lót của cháu nên có hỏi lại bác sĩ đỡ đẻ, nhưng bác sĩ này khẳng định đây là tã lót của cháu chứ không nhầm.
Tuy nhiên, càng lớn, cháu Phùng Thanh H. (con trai anh Sơn và chị Hiền đang nuôi) lại càng có nhiều điểm và nét không giống bố mẹ, nên gia đình anh bắt đầu nghi ngờ. Anh Sơn đã đưa cháu H. đi xét nghiệm AND tại Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và cho kết quả không cùng huyết thống với vợ chồng anh.
Hộ sinh tắm và chăm sóc trẻ sau sinh vẫn giữ dây số đeo giữa mẹ và con để tránh nhầm lẫn. Ảnh: Minh Khuê |
Đầu tháng 3/2018, gia đình anh Sơn đã phản ánh tới Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Nhận được thông tin trên, bệnh viện đã vào cuộc xác minh và thừa nhận sai sót trong chuyên môn, trao nhầm con trai của anh Sơn. Qua thời gian tìm hiểu và truy xuất lại hồ sơ, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã xác định vào thời điểm này có hai sản phụ sinh gần nhau. Đó là chị Phùng Thị Thu Hiền (SN 1989, ở Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội), sinh con trai vào lúc 7h10 ngày 1/11/2012 và chị Vũ Thị Hương (SN 1983. ở Phú Sơn, Ba vì, Hà Nội), sinh con trai vào 6h50 cùng ngày.
Theo hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện hai bé này sinh cách nhau 20 phút. Và trong 6 ca sinh ngày 1/11/2012 tại bệnh viện, chỉ có 2 ca sinh buổi sáng là 2 bé trai này. Trong đó, một bé nặng 3,1 kg, một bé nặng 3,8 kg. Bệnh viện đã gặp gỡ hai gia đình và thống nhất hai gia đình cùng hai cháu đi xét nghiệm ADN tại Viện Khoa học hình sự.
Kết quả cho thấy, có sự sai sót trao nhầm con giữa hai gia đình. Theo công văn của Viện khoa học hình sự gửi tới anh Sơn xác định bé Phùng Thanh H. không phải là con của cả hai vợ chồng, mà có cùng huyết thống với chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Trong khi, bé Đoàn Nhật M. (con chị Hương đang nuôi) lại có cùng huyết thống với vợ chồng anh Sơn
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì Nguyễn Ngọc Vinh cho biết: “Chúng tôi xác định có sự nhầm lẫn do sơ suất trong quá trình trao trẻ sơ sinh cho hai gia đình. Tuy nhiên, đây là nhầm lẫn vô ý không phải cố ý”.
Hai nữ hộ sinh phụ trách đỡ đẻ là Vũ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Đức. Nhiều năm trôi qua, họ không thể nhớ sự nhầm lẫn ấy xuất phát từ đâu khi thời điểm đó chưa có quy định nhận diện sản phụ và trẻ sơ sinh bằng mã số đeo tay như bây giờ. Sau khi xác định sự việc, bệnh viện đã tiến hành họp và xác định trách nhiệm thuộc về hai nữ hộ sinh trong ca trực ngày 1/11/2012.
Hiện tại, hai nữ hộ sinh này đã bị tạm dừng công tác chuyên môn là đỡ đẻ và tắm cho trẻ sơ sinh, đồng thời điều chuyển sang làm công tác hành chính. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, ban lãnh đạo bệnh viện sẽ xử lý theo quy định. “Ngoài việc tạm dừng công việc của hai nữ hộ sinh trên, bệnh viện sẵn sàng phối hợp với cùng hai gia đình để đưa các cháu về đúng với bố mẹ ruột. Và bệnh viện cũng đồng ý bù đắp tổn thất về tinh thần cho hai bên gia đình trong khuôn khổ quy định của pháp luật”, ông Vinh cho biết.
Quy trình từ khi em bé chào đời đến lúc về bên mẹ
Trước đó, dư luận nhiều lần quan tâm đến các vụ việc trao nhầm con đến hàng chục năm và thắc mắc về quy trình cũng như sự tắc trách của một số cán bộ nhân viên y tế. Chia sẻ về quy trình trao trẻ sơ sinh tại các bệnh viện, Ths.BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Trước kia, tại các bệnh viện, nhà hộ sinh tại tỉnh lẻ, do số lượng sản phụ ít, nên sau khi trẻ được trao cho mẹ hoặc người nhà mà không cần đánh số, còn tại các bệnh viện tuyến Trung ương, người ta đánh số bằng mực, nitrat bạc lên tay hoặc chân trẻ.
"Nhưng do công nghệ thô sơ, chưa có điện, mực rất nhòe nên chỉ một vì vài bất cẩn nhỏ có thể xảy ra nhầm lẫn trong quá trình trao bé cho mẹ”, bác sĩ Khải phân tích.
Hiện nay, tại các bệnh viện, nhất là những bệnh viện lớn số lượng ca đẻ nhiều, các bác sĩ phải thực hiện quy trình trao nhận trẻ sơ sinh rất cụ thể và chặt chẽ, tránh nhầm lẫn.
Đồng quan điểm với Ths.BS Lưu Quốc Khải, bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, Nguyên Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết thêm: Việc xảy ra nhầm lẫn thường nằm ở các yếu tố như: Khi sản phụ đẻ, người chăm sóc phải chăm 2 bé sơ sinh cùng thời gian và không để ý việc định danh nên gây ra nhầm lẫn.
Hoặc những trường hợp em bé phải nằm tách mẹ, người nhà chưa biết mặt trẻ mà nhân viên y tế đã phải đưa xuống nơi chăm sóc. Mặc dù, nơi đó có giường riêng, bản ghi tên riêng…những người chăm sóc do vô ý có thể dẫn tới việc nhầm lẫn. Trường hợp thứ 3, đó là khi em bé đã nằm với mẹ nhưng được đưa đi tiêm, tắm, tiêm phòng… những việc nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra, nhưng rất hy hữu.
Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nếu sản phụ hoặc gia đình có nghi ngờ con bị trao nhầm, thì ngay lập tức cần báo ngay với nhân viên y tế ở khoa phòng sản phụ nằm để được xem xét và giải quyết nhanh nhất. Và một trong những cách đơn giản lại chính xác nhất là các bậc phụ huynh có thể cho con đi xét nghiệm AND khi có nghi ngờ bị trao nhầm con.
Thông thường, sau khi vào bệnh viện và có dấu hiệu chuyển dạ thai phụ sẽ được làm thủ tục tại phòng khám. Trong trường hợp can thiệp sinh mổ, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo. Trước khi tiến hành ca mổ, hộ sinh sẽ rút bộ số gồm hai dây số giống hệt nhau, đưa cho thai phụ xác nhận. Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Hộ sinh sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các hộ sinh đeo vào cho cả mẹ và bé. Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe, ngay sau khi sinh bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Mẹ và bé sau đó được đưa về phòng sau đẻ. Khoảng 24h mẹ và con sẽ được xuất viện. Đối với trường hợp sinh mổ, trong thời gian chờ các bác sĩ khâu vết mổ cho mẹ, em bé tạm thời được được đưa về phòng đẻ, nằm trên giường ấm. Dù vậy, mã số đeo ở tay trẻ không được phép tháo rời hay thay đổi. Trong quá trình nằm viện, bé sẽ được tắm hàng ngày. Tuy nhiên, hộ sinh phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay (chân) trẻ không bị tháo rời suốt quá trình vệ sinh để tránh nhầm lẫn. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00