Giao lưu nữ tổng biên tập Hội Báo toàn quốc 2018:

Nhà báo nữ - ngoài niềm đam mê là nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba

Nhắc đến “phái yếu” làm nghề báo, không ít ý kiến đều nhất trí rằng, phụ nữ chọn nghề đã là sự đánh đổi phi thường bởi họ gánh lên vai những nặng nhọc gấp đôi, gấp ba nam giới. Trên cương vị lãnh đạo cơ quan báo chí thì những áp lực và nỗi nhọc nhằn đó còn lớn hơn rất nhiều. Trao đổi về vấn đề liên quan, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2018 (diễn ra từ ngày 16 – 18/3), nhiều nữ tổng biên tập của các tờ báo trên địa bàn Thủ đô đã bày tỏ góc nhìn đa chiều và sâu sắc.
tin nhap 20180317193802 Bảo vệ phụ nữ làm nghề báo
tin nhap 20180317193802 Triển lãm “Một thế kỷ đề tài nữ - tác giả nữ”: Tôn vinh các nhà báo nữ
tin nhap 20180317193802 “Cháy” hết mình với sự nhạy cảm
tin nhap 20180317193802 Nhà báo nữ sống cùng nghề bằng sự nhạy cảm và lòng trắc ẩn

Những nỗi niềm chưa kể

Theo thống kê, hiện nay, số lượng nữ giới tham gia hoạt động báo chí chiếm từ 40 – 60%, Tuy nhiên, số lượng nữ nhà báo tham gia công tác lãnh đạo, điều hành vẫn còn khiêm tốn. Hiện cả nước có hơn 800 cơ quan báo chí nhưng số lượng nữ Tổng biên tập chỉ có 86 người, chiếm khoảng 10%.

tin nhap 20180317193802
Giao lưu nữ tổng biên tập Hội Báo toàn quốc 2018 được tổ chức nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao tiếng nói của người phụ nữ trong các cơ quan báo chí. Ảnh: Đinh Luyện

Dẫn như vậy để thấy rằng, ở đâu đó trong nghề báo vẫn tồn tại quan niệm phân biệt “nam trưởng nữ phó” lạc hậu, phiến diện. Minh chứng hóm hỉnh về quan điểm bất bình đẳng với phụ nữ đã và đang tồn tại trong nghề, một nữ nhà báo hóm hỉnh: “Nếu các anh làm việc muộn, chắc chắn sẽ nhận được từ vợ một ly nước cam, một ly sinh tố. Nhưng nếu chúng tôi làm việc muộn, chắc không nhiều người nhận được sự quan tâm ấy”.

Chia sẻ và nhìn nhận khách quan về vấn đề này, theo ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nghề báo nhiều vinh quang nhưng đôi khi phải đối mặt với những nguy hiểm, cạm bẫy. Vốn được coi là phái yếu, phụ nữ luôn được nhìn nhận là sẽ gặp nhiều khó khăn để theo đuổi công việc, phải chịu nhiều vất vả, áp lực lớn.

Đặc biệt, xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm bất bình đẳng đối với phụ nữ, những định kiến về phụ nữ làm lãnh đạo vẫn là những rào cản xảy ra với chị em. Có khi, nữ nhà báo phải nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba mới được thừa nhận năng lực so với nam giới.

Những áp lực dễ thấy nhất mà các nữ nhà báo phải đối mặt đó là áp lực từ công việc, là trách nhiệm đối với độc giả, với xã hội… và quan trọng hơn là áp lực xuất phát từ trách nhiệm với gia đình riêng.

tin nhap 20180317193802
Những nữ Tổng biên tập tại buổi giao lưu. Ảnh: Đinh Luyện

“Tại Việt Nam, số nhà báo, phóng viên, biên tập viên là nữ chiếm một số lượng lớn trong các cơ quan báo chí. Không chỉ chịu áp lực trong công việc, những nhà báo nữ còn mang trên vai vô vàn trách nhiệm cũng như phải làm tròn những thiên chức của người phụ nữ. Để trở thành người đứng đầu cơ quan báo chí, các nữ Tổng biên tập lại càng phải nỗ lực nhiều hơn, để cân bằng dung hòa giữa công việc và gia đình” - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.

Được trao quyền nhất định sẽ tỏa sáng

Ngoài những hi sinh thầm lặng ít khi kể, tại buổi giao lưu nhiều nhà báo nữ cũng đề cập đến cơ hội và thách thức đối với các nữ lãnh đạo. Trong đó, phân tích rõ những định kiến liên quan đến năng lực lãnh đạo, khả năng kinh doanh... Đồng thời, đề xuất, ý kiến để tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong các cơ quan báo chí, hướng đến bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ, phát triển đổi ngũ cán bộ nữ trong lĩnh vực báo chí…

Theo bà Chu Thị Thu Hằng - Tổng biên tập Báo Văn Hóa, phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo sẽ góp phần làm mềm hóa các mối quan hệ trong tòa soạn. Ngoài ra, theo Tổng biên tập Báo Văn Hóa, “bí quyết” để đưa một cơ quan báo chí vượt qua những khó khăn, thử thách ngoài sự năng động, bản lĩnh và luôn tìm tòi, đổi mới của người lãnh đạo thì Tổng biên tập cũng cần biết “truyền cảm hứng” tạo niềm tin, động lực cho lao động trong cơ quan.

“Để trở thành người dẫn dắt cả một cơ quan báo chí, hãy nghĩ rằng, người lãnh đạo là người gây ảnh hưởng. Đây chính là cách truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất. Hãy tạo động lực để cho đội ngữ nhân viên của mình tin tưởng, đi theo và cống hiến hết mình cho công việc. Phóng viên và người lao động trong tờ báo khi được truyền cảm hứng, động lực sẽ luôn tạo nên những sức mạnh để giúp tờ báo vượt qua khó khăn", bà Hằng chia sẻ.

tin nhap 20180317193802
Nhắc đến “phái yếu” làm nghề báo, không ít ý kiến đều nhất trí rằng, phụ nữ chọn nghề đã là sự đánh đổi phi thường bởi họ gánh lên vai những nặng nhọc gấp đôi, gấp ba nam giới. Ảnh: Đinh Luyện

Bổ sung quan điểm trên, theo bà Nguyễn Thùy Dương - Tổng biên tập Tạp chí Thương gia: Trong thời kỳ kinh tế thị trường khó khăn, một tòa soạn hoạt động được thì hình thức không khác một doanh nghiệp. Đó là phải đảm bảo kinh tế, lo “đầu ra đầu vào”, cạnh tranh với mạng xã hội... Trong “nhiều lo” như vậy thì đồng thời cũng phải đảm bảo thông tin, không được đưa tít tin bài giật gân câu khách. Tất cả những yếu tố này nếu dồn lên vai lãnh đạo là nữ thì cần sự cố gắng rất nhiều.

Tổng biên tập Tạp chí Thương gia cho rằng, nữ giới làm báo thường là những người có đam mê, lòng yêu nghề và sức mạnh không thua kém bất cứ ai nên khi được trao quyền, họ nhất định sẽ tỏa sáng. Nói cách khác, cần mở thêm cơ hội cho nhà báo nữ, phóng viên nữ, trao quyền cho phụ nữ để họ có thêm cơ hội thể hiện tài năng.

Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết: Các nữ nhà báo ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò và có tiếng nói trong đời sống báo chí hiện nay; đồng thời có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển không ngừng của nền báo chí nước nhà. Trong đó, các nữ Tổng biên tập là những hạt nhân chèo lái con thuyền cơ quan báo chí vững mạnh hơn, góp phần vào sự phát triển của báo chí Cách mạng Việt Nam.

Giao lưu nữ tổng biên tập Hội Báo toàn quốc 2018 là cuộc giao lưu đầu tiên dành cho các nữ Tổng biên tập được tổ chức để cùng nhau tôn vinh những đóng góp của các nữ nhà báo trong thời gian qua và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tiếng nói của người phụ nữ trong các cơ quan báo chí. Từ nền tảng này sẽ góp phần đưa báo chí Việt Nam ngày càng phát triển và hạn chế bất bình đẳng giới trong môi trường làm báo.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động