Nguy hiểm vẫn rình rập ở nhiều Trạm trung chuyển xe buýt
Xe buýt tiện thì có tiện nhưng còn nhiều bất cập | |
Nỗi sợ hãi mang tên... xe buýt | |
Xe buýt nhanh: Hiện đại nhưng vẫn lo ngại |
Sau gần 10 năm hoạt động, trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy, điểm kết nối của nhiều tuyến xe buýt chính thức bị tháo dỡ vào cuối năm ngoái để nhường chỗ xây dựng nhà ga số 8, đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Bến xe buýt hướng Cầu Giấy - Kim Mã được chuyển sang hè đường sát tường bao Đại học GTVT, hướng Kim Mã - Cầu Giấy chuyển lên hè đường sát tường bao Công viên Thủ Lệ. Cây cầu vượt bộ hành cũng được tháo dỡ hiện vẫn nằm bên vỉa hè Trường Đại học GTVT.
Chính vì vậy, gần đây, việc di chuyển của nhiều người từ bến xe buýt Đại học GTVT sang bến xe buýt trước công viên Thủ Lệ và ngược lại khá khó khăn và nguy hiểm. Do đây là điểm trung chuyển xe buýt lớn nhất của Hà Nội nên mật độ người đi xe buýt rất đông, khi tháo dỡ cầu đi bộ các cơ quan chức năng chỉ bốt trí vạch sang đường mà “quên” không bố trí hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhường đường cho người đi bộ. Từ đó dẫn đến tình trạng hành khách phải băng qua ba làn đường để đổi tuyến. Vào giờ cao điểm, tình hình giao thông ở nút giao thông này rất lộn xộn, người sang đường đông, mạnh ai nấy đi cộng thêm lưu lượng lớn phương tiện giao thông di chuyển trên đường, nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao.
Người sang đường đông, mạnh ai nấy đi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao |
Tương tự, trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (thuộc địa phận phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) được xây dựng khá hiện đại, với thiết kế 4 làn đường và nhiều vị trí đón, trả khách, bảo đảm tiếp nhận khoảng 3.000 lượt xe buýt mỗi ngày. Do tần suất xe rất cao, lượng người đi xe buýt đông dẫn tới tình trạng lộn xộn khó kiểm soát. Hiện, nơi đây vẫn là điểm tụ tập của người “ăn xin”, bán hàng rong, thậm chí một số quán trà đá vỉa hè ngang nhiên chiếm dụng chỗ đứng của khách làm nơi bán hàng.Tình trạng“xe ôm” dàn hàng ngang, chắn kín lối ra vào trạm, dựng xe trong diện tích dành cho hành khách đứng chờ hoặc trên lối cho người đi bộ vẫn diễn ra thường xuyên. Nhiều lúc những chiếc xe máy này còn chạy cắt ngang làn đường ưu tiên, chặn đầu xe buýt đang di chuyển... để giành khách. Taxi cũng thường dừng, đỗ kín hai bên lề đường của trạm, khiến đoạn đường này luôn bị rối loạn giao thông. Theo thiết kế, khi xây dựng trạm, thành phố đã dành một quỹ đất bên cạnh để làm bãi đỗ cho xe taxi, xe máy, xe đạp… chờ đón, trả khách. Tuy nhiên, những người làm nghề lái xe taxi, xe ôm thường không chờ đợi tại bãi đỗ mà áp sát, chèo kéo, tranh giành khách tại trạm gây mất trật tự và phiền hà cho hành khách.
Cũng chính sự đông đúc, lộn xộn, chen lấn đã tạo cơ hội cho kẻ gian hoạt động, không ít hành khách đã bị móc ví và điện thoại di động. Nhiều sinh viên phàn nàn về việc nhiều đối tượng cải trang làm xe ôm rồi móc túi hành khách. Bạn Nguyễn Thùy Linh (Gia Lâm) cho biết, cứ mỗi khi có xe buýt đến dù chưa xuống xe cánh xe ôm đã lao đến tranh giành, nhiều người lợi dụng đi theo hết kéo đồ lại túm áo, thậm chí còn đụng chạm cả vào người. “Em từng thấy trường hợp xe ôm gây sự với hành khách vì không đi xe ôm trong bến mà ra ngoài đường bắt xe ôm khác” - Linh cho biết. Bức xúc là vậy nhưng khi hành khách muốn phản ánh về tình trạng trên thì tìm mỏi mắt mà không thấy bóng dáng bảo vệ trạm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT), việc chiếm dụng hạ tầng các điểm trung chuyển đang diễn ra phức tạp với các vi phạm phổ biến như xe ô tô, xe máy đỗ vào khu vực vị trí dành cho xe buýt dừng đón trả khách cản trở hoạt động của xe buýt ra vào điểm dừng; chiếm dụng khu vực đứng chờ xe buýt của hành khách tại các điểm dừng, nhà chờ bày bán hàng nước, xe ôm trèo kéo khách… Tuy nhiên với trách nhiệm quản lý về hạ tầng giao thông dành cho xe buýt, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị chỉ thực hiện được chức năng kiểm tra phát hiện sai phạm, việc xử lý các sai phạm do các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương xử lý. “Thực tế đòi hỏi phải có sự tham gia đồng thời của các lực lượng chức năng, các ngành để có những biện pháp ngăn chặn, xử lý và giải tỏa”, ông Hải nhấn mạnh.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01