Tiêm thuốc không phải chuyện đùa !
Tử vong sau khi tiêm thuốc ở phòng mạch tư | |
Hà Tĩnh: Cụ ông tử vong sau khi tiêm thuốc bổ |
Chị Phan Thị N. (50 tuổi, ngụ tỉnh Long An) sau mấy ngày cảm thấy đau vùng gót chân đã đến nhà một “thầy” ở địa phương chích thuốc giảm đau. Sau 2 ngày với 5 mũi thuốc được chích, chân không những chẳng khá hơn mà bắt đầu có dấu hiệu hoại tử. Tại Bệnh viện (BV) Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, các bác sĩ đã phải cắt bớt một phần gót chân của chị N., đồng nghĩa chức năng của bên chân hoại tử cũng bị ảnh hưởng lớn.
Hỏng mặt, hư chân, thậm chí… tử vong
TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết bệnh nhân N. sẽ còn phải điều trị rất lâu dài. Ban đầu, chị chỉ bị viêm bao gân gót, một chứng bệnh không hiếm gặp ở tuổi này và có lẽ đã khiến chị đau nhức khi trở trời nên mới đi tiêm thuốc. Những mũi tiêm chứa corticoid, dù là loại thuốc để giảm đau thật nhưng với 5 mũi trong 2 ngày thì quá liều trầm trọng nên mới dẫn đến hoại tử.
Mới đây, tại BV Trưng Vương cũng có một nữ bệnh nhân hơn 60 tuổi nhập viện trong tình trạng khắp mặt nổi u, biến dạng. Bà tiết lộ nhiều năm trước có “lỡ” tiêm một ít “mỡ nhân tạo” để làm đầy đặn khuôn mặt, giấu bớt những nếp nhăn do tuổi tác. Thế nhưng, ca mổ không chỉ lấy ra “một ít” mà rất nhiều viên silicone vón cục vốn là một chất bị cấm dùng từ lâu trong ngành thẩm mỹ. Không chỉ có nữ bệnh nhân này, nhiều bệnh nhân khác đã phải đến “cầu cứu” tại Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ của BV này sau khi được tiêm các chất như “mỡ nhân tạo”, “tế bào gốc”, “mỡ trừu”…, thậm chí có trường hợp hoại tử do bị tiêm nhầm vào mạch máu. Nhiều người quyết không tiết lộ nơi tiêm hoặc chỉ cho biết đã tiêm tại tiệm uốn tóc nào đó vì nghĩ thao tác tiêm đơn giản, không phức tạp như mổ xẻ!
Tiêm thuốc vì mục đích gì cũng nên được thực hiện bởi nhân viên y tế |
Hồi đầu tháng 6, tại Thanh Hóa cũng có trường hợp ông Đ.T.H (SN 1977) tử vong ngay sau khi tiêm một mũi thuốc trị bệnh ở nhà một “thầy lang vườn” với các biểu hiện giống như sốc phản vệ. Đây không phải là trường hợp tử vong hiếm hoi sau khi những “thầy lang vườn” hay các “bác sĩ” chích dạo “ra tay” theo yêu cầu làm đẹp, giảm đau, hạ sốt, thậm chí chỉ để… bớt mệt của một số người.
Sai thuốc, sai phương pháp đều nguy
Theo TS-BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ BV Trưng Vương, thao tác tiêm thuốc cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu như không được tiêm bởi người có chuyên môn. Tuy tỉ lệ rất hiếm nhưng tai biến tiêm nhầm vào mạch máu nếu xảy ra thì rất nguy bởi điều đó có thể gây hoại tử và độ rộng của vùng hoại tử phụ thuộc vào mạch máu bị tiêm nhầm lớn hay nhỏ. Nguy hiểm hơn, nếu tiêm nhầm vào tĩnh mạch thì có thể gây thuyên tắc phổi và dẫn đến tử vong.
Một mối nguy khác là nhiều phụ nữ khi làm đẹp được tiêm những chất gọi là “mỡ nhân tạo” hay “tế bào gốc”, dù trong thực tế “mỡ nhân tạo” không hề tồn tại trong danh sách các chất làm thẩm mỹ, còn tế bào gốc thì… chưa hề được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. “Tiêm chất không rõ nguồn gốc thì nguy đủ kiểu, thậm chí chúng tôi từng tiếp nhận những bệnh nhân vì được tiêm chích lung tung mà phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng” - BS Khanh cho biết.
TS-BS Nguyễn Tiến Lý cho biết với các trường hợp tiêm thuốc trị bệnh, mỗi loại bệnh đều có nhiều cách điều trị khác nhau và chưa hẳn cứ chích là tốt hơn uống thuốc. Ví dụ, trong các bệnh cơ - xương - khớp, bên cạnh thuốc thì vai trò của các bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cũng quan trọng không kém. “Chích thuốc có thể làm giảm đau nhức, khó chịu tức thời nhưng về lâu dài nếu lạm dụng thì lợi bất cập hại. Chẳng hạn, người già bị đau nhức xương khớp kèm tình trạng loãng xương, lạm dụng corticoid thì xương sẽ càng loãng nhanh hơn. Chưa kể, chích sai thuốc hay sai liều lượng, sai phương pháp cũng nhận hậu quả khó lường” - TS-BS Lý cảnh báo.
Ưu tiên vẫn là thuốc uống Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc tiêm với mục đích chữa bệnh ít khi được dùng tràn lan mà có chỉ định nghiêm ngặt hơn thuốc uống rất nhiều. Thuốc dạng viên vẫn luôn được ưu tiên vì thuốc dùng qua đường tiêm có tác dụng nhanh hơn nhưng tác dụng phụ (nếu có) cũng rất nhanh vì nó được đưa thẳng vào mạch máu, tiếp xúc với hệ miễn dịch, đáng lo ngại nhất là tình trạng dị ứng thuốc và sốc phản vệ. |
Theo Anh Thư/ Người lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00