Nguy cơ dẫn đến đái tháo đường Type 2 vì béo phì
Chẩn đoán tiền tiểu đường | |
Phát hiện bị tiểu đường từ mụn nhỏ bị vỡ | |
Lười vận động- nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường |
Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.M 22 tuổi bị đái tháo đường type 2 do béo phì.
Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Theo Đ.T.M chia sẻ: "Tôi bị béo phì từ nhỏ, mỗi bữa dù chỉ ăn một bát cơm tuy nhiên do hấp thụ tốt nên cân nặng từ lúc trưởng thành tới giờ vẫn duy trì ở mức cao. Tôi đã từng nỗ lực giảm cân nhưng không đảm bảo sức khỏe do chế độ ăn uống không phù hợp nên thời gian không kéo dài. Và khi đến khám ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương tôi mới phát hiện bị đáo tháo đường type 2".
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Khoa Nội tiết người lớn, Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ đây là một trường hợp không thường xuyên gặp tại bệnh viện. Thông thường đái tháo đường type 2 sẽ xuất hiện ở người độ tuổi trung niên. Còn trong trường hợp này, Đ.T.M là trường hợp bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 xuất hiện sớm. Với độ tuổi 22 nguy cơ chính dẫn đến đái tháo đường type 2 là trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài với những biểu hiện khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều.
Bởi vậy, trong giai đoạn đầu của pháp đồ điều trị, ngoài việc tiến hành kiểm soát đường huyết bằng insulin thì mục tiêu kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân cũng được bác sĩ bệnh viện đặc biệt chú trọng. Chế độ ăn uống và chế độ vận động phù hợp tác động rất lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
Hiện nay, đái tháo đường type 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Căn nguyên do tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản, chất độc… sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2. Những biểu hiện điển hình của căn bệnh nguy hiểm này là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
Như vậy để phòng tránh béo phì và đái tháo đường, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05